Top 10 ổ cứng ssd tốt nhất giúp nâng cấp máy tính của bạn chạy nhanh hơn


BTV lựa chọn Ổ Cứng SSD Kingston A400

Ổ Cứng SSD Kingston A400

Xem đánh giá
Tốc độ mượt Ổ cứng SSD Lexar NS100

Ổ cứng SSD Lexar NS100

Xem đánh giá
Trọng lượng khá nhẹ Ổ Cứng SSD WD Green

Ổ Cứng SSD WD Green

Xem đánh giá
Tốc độ xử lý nhanh Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

Xem đánh giá
Giá thành hơi cao Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

Xem đánh giá
Đôi khi bị giật lag Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

Xem đánh giá
Giá thành rẻ Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

Xem đánh giá
Tiết kiệm pin Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

Xem đánh giá
Dung lượng lưu trữ lớn Ổ cứng SSD KingSpec P4

Ổ cứng SSD KingSpec P4

Xem đánh giá
Tốc độ truyền mượt Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

Xem đánh giá

Hiện nay việc lưu trữ dữ liệu là rất cần thiết để phục vụ mục đích làm việc hay bảo mật thông tin, giải pháp cho vấn đề này đó chính là ổ cứng SSD. Thế nhưng bạn lại không biết lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp với ví tiền và mục đích của mình. Cùng xem gợi ý của chúng tôi ở bài viết dưới đây nhé!

Top 10 ổ cứng ssd tốt nhất giúp nâng cấp máy tính của bạn chạy nhanh hơn mà bạn nên lượng chọn

Thị trường ổ cứng SSD hiện nay đa dạng về thiết kế, thương hiệu, dung lượng, giá thành. Đó là lý do khiến người tiêu dùng phải đau đầu khi lựa chọn. Dưới đây là gợi ý top 10 ổ cứng SSD được ưa chuộng nhất hiện nay.

#1
Thương hiệu: Kingston

Ổ Cứng SSD Kingston A400

Đánh giá nhanh Ổ Cứng SSD Kingston A400

Nếu bạn đang tìm kiếm ổ cứng SSD có tốc độ khởi động, tải và truyền nhanh thì không nên bỏ qua ổ cứng SSD Kingston A400.

Được chạy bởi thế hệ bộ điều khiển mới nhất với tốc độ đọc 500MB/s và ghi 350MB/s. Sản phẩm nhanh hơn 10 lần so với ổ cứng truyền thống giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng tối đa năng suất của máy tính. 

Ngoài ra em này còn chống sốc, chống rung rất tốt, có độ tin cậy cao, khả năng đa nhiệm siêu mướt và bền bỉ khi sử dụng cho các thiết bị điện toán di động hay máy tính xách tay.

Tuy nhiên lúc mới lắp vào máy và chạy thử win thì mình cảm thấy chưa nhanh so với kỳ vọng của mình, với tầm giá này mà có được ổ cứng dung lượng lớn, tốc độ cao này cũng rất hợp lý.

Thương hiệu Kingston
Dung lượng ổ cứng240GB
Tốc độ đọc 500 MB/s
Tốc độ ghi 300 MB/s
#2
Thương hiệu: Lexar

Ổ cứng SSD Lexar NS100

Đánh giá nhanh Ổ cứng SSD Lexar NS100

Với tốc độ đọc lên đến 550MB/s, ổ cứng sẽ giúp tải và chuyển đổi dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hiệu suất tổng thể tốt có thể chơi game, chỉnh sửa video, hình ảnh hay các ứng dụng đa phương tiện khác.

Với tốc độ đọc liên tục 550MB/s và tốc độ ghi 510MB/s cho bạn trải nghiệm không độ trễ, ngoài ra sản phẩm không có bộ phận chuyển động nên sẽ giảm tiêu thụ điện năng và hoạt động làm mát kéo dài dung lượng pin cho máy tính.

Sản phẩm này có phần đặc biệt hơn nhờ phần mềm quản lý SSD Dash có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất làm việc của ổ cứng để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thương hiệu Lexar
Dung lượng ổ cứng 128GB
Tốc độ đọc 550 MB/s
Tốc độ ghi 510 MB/s
#3
Thương hiệu: WD

Ổ Cứng SSD WD Green

  • Ổ Cứng SSD WD Green
  • Ổ Cứng SSD WD Green
Ổ Cứng SSD WD Green Ổ Cứng SSD WD Green

Đánh giá nhanh Ổ Cứng SSD WD Green

Ổ Cứng SSD WD Green được trang bị tốc độ truyền dữ liệu 6Gb/s nhờ vậy máy tính sẽ được vận hành một cách nhanh chóng.

Sản phẩm có tốc độ đọc 540MB/s và tốc độ ghi lên đến 430MB/s nên bạn không cần phải chờ đợi lâu khi thao tác các nghiệp vụ.

Em này khá nhẹ, chỉ nặng hơn USB một xíu thôi do đó máy tính của bạn không bị ảnh hưởng gì nhiều đến trọng lượng đâu.

Với một số dòng máy thì ổ cứng này sẽ chạy có phần hơi chậm hơn so với mong đợi.

Thương hiệu WD
Dung lượng ổ cứng 240GB
Tốc độ đọc 540MB/s
Tốc độ ghi 430MB/s
#4
Thương hiệu: Samsung

Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

Đánh giá nhanh Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

Đây là chiếc ổ cứng cũng được nhiều người sử dụng, tốc độ xử lý được đánh giá cao với tốc độ đọc và ghi là 550MB/s và 520MB/s.

Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA được trang bị công nghệ Dynamic Thermal Guard giúp bảo vệ ổ cứng khỏi nhiệt độ cao khi quá tải, tạo điều kiện làm việc hiệu quả nhất đồng thời nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm.

Điều mình thích ở em này là có sự đột phá trong kiến trúc bộ nhớ Flash làm tăng hiệu suất hoạt động.

Thương hiệu Samsung
Dung lượng ổ cứng 250GB
Tốc độ đọc 560MB / s
Tốc độ ghi 530MB / s
#5
Thương hiệu: Crucial

Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

  • Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0
  • Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0
Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0 Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0
Giá thành hơi cao
Editor's Rating
4.4

Đánh giá nhanh Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

Do được trang bị công nghệ PCIe NVMe 4.0 mới nhất nên ổ cứng sở hữu tốc độ đọc và ghi dữ liệu cực lớn phù hợp với những bạn đang có nhu cầu trong việc lưu trữ nhiều dữ liệu nặng.

Sản phẩm có khả năng tối ưu hóa giúp hạn chế tối đa lượng điện tiêu thụ, giúp thiết bị không bị quá nhiệt khi hoạt động liên tục trong nhiều giờ và tăng độ bền của sản phẩm lên mức đáng kể.

Tuy nhiên sản phẩm có giá thành khá cao nên không phải đối tượng nào cũng dễ dàng để sở hữu sản phẩm.

Thương hiệu Crucial
Dung lượng 500GB 1TB 2TB
Tốc độ đọc6600 MB/s
Tốc độ ghi 4000 MB/s
#6
Thương hiệu: WD

Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

Đánh giá nhanh Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

Cũng là một sản phẩm ổ cứng đến từ thương hiệu WD, ổ cứng này sử dụng công nghệ 3D NAND thế hệ mới vừa cho công suất cao hơn thế hệ trước giúp tiết kiệm điện năng.

Với tốc độ đọc lên đến 560MB/s và tốc độ ghi 530MB/s sẽ mang đến trải nghiệm nhanh chóng khi xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, ngoài ra bạn có thể thỏa sức giải trí, phát lại các phương tiện truyền thông HD hay phần mềm sáng tạo.

Sản phẩm tương thích với nhiều dòng máy và hoạt động một cách bền bỉ. 

Tuy nhiên mình đánh giá tốc độ của ổ cứng SSD này có phần hơi chậm, đôi khi bị giật lag một chút.

Thương hiệu WD
Dung lượng ổ cứng 500GB
Tốc độ đọc 560MB / s
Tốc độ ghi 530MB / s
#7
Thương hiệu: EEKOO

Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

Đánh giá nhanh Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

Hầu hết các ổ cứng SSD đều không chú trọng về sự ổn định, thế nhưng SSD EEKOO Sata III với chip nhớ hiệu suất cao và chip xử lý SMI2246EN, bộ nhớ cache riêng nên có sự ổn định cao.

Mình ấn tượng bởi số lần đọc ghi của em này có thể giao động trong khoảng 3.000 đến 10.000 lần, trong khi các SSD sử dụng chip nhớ TCL thì số lần đọc ghi chỉ dao động ở mức 500 đến 1.000 lần.

Với giá thành hết sức bình dân này mà lại được một em ổ cứng chạy hết hiệu năng như thế này thì không có điểm nào chê.

Thương hiệu EEKOO
Dung lượng ổ cứng 120GB
Tốc độ đọc 500MB/s
Tốc độ ghi 400MB/s
#8
Thương hiệu: KIOXIA

Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

  • Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5
Tiết kiệm pin
Editor's Rating
4.3

Đánh giá nhanh Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5 được sản xuất theo công nghệ BiCS FLASH của Toshiba đem đến trải nghiệm thích thú cho người dùng. Sản phẩm còn tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống máy tính nhờ vậy mà khả năng khởi động, truyền dữ liệu cũng được cải thiện rõ rệt.

So với ổ cứng HDD, sản phẩm này cũng hạn chế tối đa mức điện năng tiêu thụ giúp laptop của bạn có thể sử dụng với mức dung lượng pin lâu hơn, vì em này không sử dụng cơ quay nên có khả năng chống sốc cực tốt khi di chuyển.

Tuy nhiên có một nhược điểm là cần phải có một dây cấp nguồn cho ổ cứng hoạt động, điều này gây không ít phiền toái cho người dùng khi chạy thêm dây nguồn quá nhiều trong case máy tính.

Thương hiệu KIOXIA
Dung lượng ổ cứng 240GB
Tốc độ đọc 555 MB/s
Tốc độ ghi 540 MB/s
#9
Thương hiệu: KingSpec

Ổ cứng SSD KingSpec P4

  • Ổ cứng SSD KingSpec P4
Dung lượng lưu trữ lớn
Editor's Rating
4.3

Đánh giá nhanh Ổ cứng SSD KingSpec P4

Bạn đang tìm kiếm một ổ cứng giải quyết được các vấn đề giật lag mà giá cả phải chăng thì không nên bỏ qua ổ cứng SSD KingSpec P4 này nhá. Với thiết kế dạng mỏng có kích thước nhỏ gọn tối ưu hóa dung lượng lưu trữ nên vô cùng tiết kiệm diện tích.

Sản phẩm được trang bị chip NAND Flash với công nghệ 3DQLC nên dung lượng lưu trữ lớn hơn, tốc độ khởi động, chuyển đổi dữ liệu không mất quá nhiều thời gian.

Điểm đáng tiếc là khi lắp ổ cứng vào để khởi động máy thì hơi gặp khó khăn trong quá trình thao tác và đôi khi hoạt động còn bị chậm.

Thương hiệu KingSpec
Dung lượng ổ cứng 120Gb và 240Gb
Tốc độ đọc 570MB/s
Tốc độ ghi 520MB/s
#10
Thương hiệu: Silicon Power

Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

  • Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III
Tốc độ truyền mượt
Editor's Rating
4.4

Đánh giá nhanh Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III được trang bị tốc độ đọc và ghi lần lượt là 560 MB/s và 530 MB/s giúp thiết bị của bạn vận hành một cách nhanh nhất, đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu ổn định.

Sản phẩm có kiến trúc bộ nhớ đệm kết hợp khối Flash SLC và TLC sẽ cho phép các dữ liệu được sao chép tuần và và có hiệu suất ghi cao hơn, bạn hoàn toàn yên tâm về các dữ liệu của mình mà không lo bị thất lạc.

Ngoài ra sản phẩm còn có chức năng theo dõi tình trạng của ổ cứng SSD bằng phần mềm – SP Toolbox, dễ dàng đánh giá chức năng tổng thể hay kiểm tra về thiết bị của mình.

Thương hiệu Silicon Power
Dung lượng ổ cứng 128GB
Tốc độ đọc 560MB/s
Tốc độ ghi 530MB/s

Bảng so sánh top 10 ổ cứng ssd tốt nhất giúp nâng cấp máy tính của bạn chạy nhanh hơn

Cùng xem qua các đặc trưng riêng của từng loại ổ cứng SSD trong bảng so sánh bên dưới để dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn nhé.

Hình ảnh
1
Ổ Cứng SSD Kingston A400

Ổ Cứng SSD Kingston A400

2
Ổ cứng SSD Lexar NS100

Ổ cứng SSD Lexar NS100

3
Ổ Cứng SSD WD Green

Ổ Cứng SSD WD Green

4
Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

Ổ cứng SSD Samsung 870 EVO SATA

5
Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

Ổ Cứng SSD Crucial P5 Plus PCIe 4.0

6
Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

Ổ Cứng SSD WD Blue 3D NAND

7
Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

Ổ cứng SSD EEKOO Sata III

8
Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

Ổ cứng SSD KIOXIA SATA 3 2.5

9
Ổ cứng SSD KingSpec P4

Ổ cứng SSD KingSpec P4

10
Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

Ổ cứng Silicon Power SSD SATA III

Thương hiệu

Kingston

Lexar

WD

Samsung

Crucial

WD

EEKOO

KIOXIA

KingSpec

Silicon Power

Nhận địnhBTV lựa chọnTốc độ mượtTrọng lượng khá nhẹTốc độ xử lý nhanhGiá thành hơi caoĐôi khi bị giật lagGiá thành rẻTiết kiệm pinDung lượng lưu trữ lớnTốc độ truyền mượt
Xếp hạng
4.5
4.2
4.3
4.3
4.4
4.2
4.3
4.3
4.3
4.4
Giá603.000-770.000đ409.000-429.700đ838.600-850.000đ1.490.000 - 1.590.000đ6.666.000-6.750.000đ1.590.000-1.690.000đ389.000-399.000 đ768.500-990.000đ418.000-449.000đ710.000-849.000đ
Thương hiệu KingstonLexarWD SamsungCrucialWDEEKOO KIOXIAKingSpecSilicon Power
Dung lượng ổ cứng240GB128GB240GB250GB500GB 1TB 2TB500GB 120GB 240GB120Gb và 240Gb128GB
Tốc độ đọc 500 MB/s550 MB/s540MB/s 560MB / s6600 MB/s 560MB / s 500MB/s 555 MB/s570MB/s560MB/s
Tốc độ ghi 300 MB/s510 MB/s430MB/s530MB / s 4000 MB/s 530MB / s400MB/s540 MB/s 520MB/s530MB/s
Nơi bán

Tại sao nên sử dụng ổ cứng SSD?

Tại sao nên sử dụng ổ cứng SSD?
Tại sao nên sử dụng ổ cứng SSD?

1. Nâng cao năng suất làm việc của máy tính

So với các loại ổ cứng thông thường, SSD được cấu tạo bởi nhiều con chip Flash được lắp cố định tại bo mạch chủ hoặc qua cổng PCI/PCIE. Nhờ đó mà chúng có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều. Thậm chí có tốc độ đọc và ghi nhanh hơn so với ổ HDD tới 10 lần, đạt từ 550MB/s đến hàng ngàn MB/s. Nhờ vậy, thời gian khởi động và chạy ứng dụng của máy dùng SSD khá nhanh.

2. Sản phẩm có độ bền cao

Nếu ổ cứng HDD phải hoạt động liên tục từ trục quay và đĩa từ thì SDD sẽ được cố định lại. Điều này giúp SSD có độ bền cao hơn so với ổ cứng HDD. Do đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khi không phải thay ổ cứng quá nhiều lần.

3. Không gây tiếng ồn khi hoạt động

Như chúng ta thường thấy, ổ cứng HDD thường có độ rung và tiếng ồn trong quá trình sử dụng. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tập trung hơn. Để khắc phục được điều này, SSD ra đời đem đến sự mượt mà và êm ái khi lưu và xuất các dữ liệu.

4. Cải thiện nhiệt độ của máy

Đối với những máy tính phải sử dụng với tần suất liên tục thường có lượng nhiệt tỏa ra lớn. Tuy nhiên, vì là thế rắn với khả năng chống sốc, SSD đã cải thiện nhiệt độ của máy hiệu quả cho máy hoạt động ổn định và an toàn hơn.

5. Đem đến độ an toàn dữ liệu

Nhờ sử dụng bộ nhớ Flash, SSD có khả năng lưu trữ dữ liệu an toàn và không làm mất dữ liệu kể cả khi máy bị ngắt điện đột ngột. Ngoài ra, nhờ việc ghi nhớ vào một trang trống trong một khối, các dữ liệu không ghi đè trực tiếp lên nhau nên tình trạng mất thông tin hầu như không có.

6. Đảm bảo độ an toàn về điện năng tiêu thụ

Khi sử dụng ổ SSD, máy tính của bạn sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ một cách đáng kể nhờ việc ghi nhớ trên thể rắn.

7. Không xảy ra tình trạng phân mảnh dữ liệu

Nhờ cấu trúc mặt đĩa ổ SSD có dạng hình tròn nên dữ liệu sẽ được tập trung giúp bạn có thể dễ dàng truy cập hơn. Đặc biệt, sẽ không diễn ra tình trạng bị phân mảnh dữ liệu như các ổ đĩa thông thường.

Phân loại ổ cứng SSD

1. Theo chip nhớ flash NAND

Single Layer Cell

Ổ SSD SLC thường chứa được 1 bit dữ liệu trên 1 cell nhưng khả năng ghi đọc ghi dữ liệu cao cho hiệu năng và độ bền cao. Mức giá của ổ SSD loại này thường rất đắt do đó phù hợp khi sử dụng cho các doanh nghiệp hơn.

Multi Layer Cell

Ổ SSD MLC có khả năng lưu 2 bit dữ liệu trên cell. Song, tốc độ đọc ghi dữ liệu độ bền không bằng ổ SSD SLC. Do đó, phù hợp hơn với người dùng phổ thông, mức giá bán cũng rẻ hơn nhiều.

Triple Layer Cell

Ổ SSD TLC có thể lưu trữ lên tới 3 bit trên 1 cell nhưng tốc độ đọc ghi không bằng các loại ổ cứng khác. Nhưng bù lại thì giá thành lại rất rẻ.

2. Theo giao tiếp hiện có của ổ cứng SSD

SSD với giao tiếp SATA

Dòng SSD SATA có tốc độ giới hạn ở mức 6Gb/s và kích thước 2.5 inch. Nhờ đó người dùng có có thể lắp đặt dễ dàng cho các dòng Laptop khác nhau. Tuy vậy, giao tiếp này thường yêu cầu cổng cấp nguồn và gây phiền toái cho người dùng khi phải mất thời gian đi dây trong Case máy tính.

SSD với giao tiếp PCI Express

Dòng giao tiếp này có nhiều ưu điểm hơn so với SATA nhờ tốc độ băng thông bộ nhớ lên đến 16Gbps và gấp 4 lần so với chuẩn SATA. Song giao tiếp PCI Express sẽ có giá thành cao hơn SSD SATA.

SSD với giao tiếp M.2

SSD M.2 có kết nối riêng và tận dụng được lợi thế nhờ kích thước nhỏ gọn. Nhưng vẫn cần đến giao tiếp SATA hoặc PCI-E để hoạt động. Tất nhiên, tốc độ truyền tải dữ liệu cũng phụ thuộc 1 trong 2 giao tiếp này.

Các loại SSD M.2 SATA hay M.2 PCI-E đều có thể kết nối với cổng M.2 ở Laptop. Riêng Mainboard của máy tính bàn thì bạn cần phải trang bị thiết bị hỗ trợ mới sử dụng được.

Một số kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng SSD

Một số kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng SSD
Một số kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng SSD

1. Lựa chọn dòng ổ cứng SSD phù hợp

Nhưng mình đã phân loại ở trên, đối với các dòng máy tính để bàn bạn nên lựa chọn các loại ổ đĩa SSD Sata. Loại ổ đĩa này thường có giá thành phù hợp và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống High-end thì nên chọn giao tiếp M.2 PCI-E hoặc SSD PCI-E để đem đến tốc độ cao hơn.

Đối với các dòng máy laptop SSD SATA III với kích thước 2.5 inch sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Các thiết bị này sẽ đem đến hiệu suất hoạt động tốt hơn. Song, mức giá của giao tiếp này sẽ có giá cao hơn.

2. Kiểm tra tốc độ hoạt động và độ bền của ổ cứng

Khi mua ổ cứng SSD, bạn nên ưu tiên những thiết bị có tốc độ hoạt động và độ bền cao. Theo mình thấy, tốc độ của các ổ cứng được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là TLC, MLC và cuối cùng là SLC.

Đối với những bạn có nhu cầu sử dụng cơ bản thì nên chọn TLC vì giá rẻ. Riêng với công ty, doanh nghiệp thì ổ SSD SLC sẽ là lựa chọn tốt hơn.

3. Chỉ số TBW của ổ cứng SSD

Chỉ số TBW cho biết giới hạn tuổi thọ của ổ SSD của bạn. Do đó, bạn cần tham khảo chỉ số này để nắm được chỉ số này để biết được giới hạn của ổ cứng. Từ đó, bạn có thể biết được mình sắp phải thay ổ SSD mới hay chưa.

4. Kiểm tra dung lượng lưu trữ

Trong trường hợp, bạn muốn máy khởi động và mở phần mềm nhanh chóng thì nên lựa chọn các ổ SSD có dung lượng vừa phải, cụ thể là khoảng 128Gb. Ngược lại, nếu bạn muốn lưu trữ dữ liệu với tốc độ cao và ổn định thì nên chọn ổ có với dung lượng cao khoảng 500Gb đến 4Tb là được. Và dĩ nhiên, dung lượng càng cao thì giá thành sẽ càng đắt nhé!

5. Tính năng bổ sung cho ổ SSD

Bạn nên chọn loại ổ SSD được tích hợp chức năng sửa lỗi ECC để tự động phát hiện và sửa lỗi cho ổ SSD. Từ đó, hạn chế đánh mất và gây hư hỏng cho dữ liệu. Tuy nhiên giá thành loại ổ này sẽ cao hơn rất nhiều.

6. Kiểm tra ổ cứng được gắn phía trong hay phía ngoài

Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển thì SSD gắn ở ngoài sẽ giúp bạn thuận tiện hơn. Ngược lại, SSD gắn bên trong máy sẽ đảm bảo được an toàn và tránh được các hư hỏng hơn.

7. Lựa chọn ổ cứng theo điều kiện kinh tế

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại ổ cứng SSD khác nhau nên phân mức giá cũng khác nhau.

  • Phân khúc giá từ 600.000 VND đến 1.000.000 VND: Đây là mức phân khúc giá rẻ, các ổ cứng này thường có dung lượng nằm trong khoảng 120 GB – 128 Gb. Các sản phẩm này sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản như tăng tốc máy và giảm thiểu tình trạng lỗi xử lý thông tin .
  • Phân khúc giá từ 600.000 VND đến 2.500.000 VND: Đây là các sản phẩm thuộc mức giá tầm trung được nhiều người lựa chọn. Thường thì các ổ cứng này sẽ có dung lượng 240GB – 512GB đáp ứng tốt nhu cầu xử lý thông tin nhanh hay xử lý các phần mềm đồ họa phức tạp .
  • Phân khúc giá trên 2.500.000 VND: Các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp này thường có dung lượng 1TB trở lên. Do đó, phù hợp với những bạn sử dụng với mục đích chuyên sâu hơn.

8. Lựa chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín

Việc lựa chọn một thương hiệu uy tín sẽ quyết định đến chất lượng của ổ SSD. Do đó, bạn nên ưu tiên những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng. Mặc dù mức giá sẽ hơi cao nhưng chất lượng lại rất đảm bảo.

9. Lựa chọn địa chỉ cung cấp ổ cứng chính hãng

Một địa chỉ cung cấp ổ SSD chính hãng sẽ đem đến cho bạn sản phẩm chính hãng. Điều này còn quyết định đến giá thành của sản phẩm. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có được lựa chọn tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành để không gặp phải rắc rối khi ổ cứng gặp phải trục trặc, hư hỏng.

Nên lựa chọn ổ cứng ssd  nào tốt nhất?

Đối với mình ổ cứng SSD Kingston A400 là sản phẩm mình thấy ấn tượng nhất. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, không làm thiết bị của mình trở nên nặng hơn. Máy khởi động nhanh, các thao tác như chơi game, đồ họa hết sức mượt mà. 

Lựa chọn của BTV
Thương hiệu: Kingston

Ổ Cứng SSD Kingston A400

Tuy nhiên, đây chỉ là lựa chọn của cá nhân mình. Việc chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và hệ điều hành của máy bạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn nên cân nhắc thật kỹ nhé.

Câu hỏi thường gặp

Ổ cứng SSD có tên tiếng anh là “Solid-State Drive”. Đây là ổ cứng  được hình thành nhờ chip nhớ flash NAND và bộ điều khiển flash dùng để lưu trữ dữ liệu. Nói 1 cách dễ hiểu hơn thì các dữ liệu của máy tính được lưu trữ nhờ sự kết hợp trên các con Chip bộ nhớ flash. Thiết bị lưu giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện.

  • Không nên để ổ SSD đầy dung lượng, tốt nhất bạn nên sử dụng tối đa 20% dung lượng mà thôi.
  • Khi sử dụng ổ SSD bạn nên cài đặt hệ điều hành từ Windows 7 trở lên. Bởi vì đối các phiên bản trước, Microsoft ngừng hỗ trợ nên bạn dễ gặp phải  phiền toái khi sử dụng.
  • Đối với các dữ liệu quan trọng bạn nên đăng ký và sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ đám mây.
  • Hạn chế sử dụng Torrent để Download/Seed các dữ liệu. Điều này do ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của ổ SSD.
  • Không nên sử dụng chương trình chống phân mảnh Disk Defragmenter vì chúng không có tác dụng. Trái lại tuổi thọ của ổ cứng sẽ bị giảm đi đáng kể.
  • Đối với Laptop hoặc PC đang thiếu Ram bạn buộc phải sử dụng bộ nhớ ảo Virtual Memory thì nên trang bị thanh Ram mới trước khi  sử dụng ổ SSD. Việc sử dụng bộ nhớ ảo sẽ giảm khả năng hoạt động của của SSD.

SSD Fresh giúp tối ưu, tăng tuổi thọ SSD

Đây phần mềm quản lý, tăng tuổi thọ và tối ưu hóa khả năng hoạt động cho ổ cứng. Phần mềm này có thể: kiểm tra sức khỏe, tăng cường tốc độ truy cập dữ liệu và vô hiệu hóa chức năng khi không cần thiết… của ổ cứng,

CrystalDiskInfo giám sát sức khỏe ổ cứng

Phần mềm CrystalDiskInfo giúp người dùng  kiểm tra các thông số của ổ SSD như: Thời gian sử dụng, sức khỏe ổ cứng, tốc độ đọc ghi, serial và bad sector.

Cập nhật Firmware SSD

Để ổ cứng có thể chạy tốt và không bị lỗi, bạn hãy cập nhật phần mềm firmware cho SSD. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất sẽ có cách cập nhật riêng, do đó bạn nên lưu ý lựa chọn sao cho phù hợp.

Bật AHCI (Advanced Host Controller Interface)

AHCI là giao tiếp mới (SATA) thay thế cho giao tiếp IDE (ATA). Trong đó, tốc độ của truyền tải dữ liệu của SATA cao hơn so với ATA. Do đó, việc kích hoạt AHCI sẽ giúp ổ cứng hoạt động nhanh và tăng hiệu suất đọc ghi dữ liệu hơn.

Để bật AHCI, bạn hãy truy cập vào Bios của máy rồi kích hoạt chế độ AHCI tại mục cài đặt lả được. Với các dòng laptop mới, tính năng này đã được kích hoạt mặc định.

Kích hoạt TRIM

Trim có nhiệm vụ làm sạch và  kéo dài tuổi thọ của ổ SSD. Để kích hoạt tính năng này, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows và phím R để mở hộp thoại Run và chọn Command Prompt. Sau đó hãy nhập cms và chọn OK rồi  nhập fsutil behavior set disabledeletenotify 0 và nhấn enter là hoàn thành.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì. Đặt câu hỏi ngay

Việc trang bị ổ cứng SSD cho máy tính của bạn sẽ tăng hiệu suất làm việc của máy đáng kể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ổ cứng khác nhau, theo mình đánh giá thì Ổ Cứng SSD Samsung 860 Evo 250GB Sata III 2.5 inch là tốt nhất. Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng với nhiều đối tượng và mục đích khác nhau.

Kết luận

Như vậy, mình đã hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu đến bạn các top 10 loại ổ cứng SSD tốt nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để lựa chọn cho mình ổ cứng phù hợp. Đừng quên theo dõi các bài viết sắp tới để có thêm các thông tin hữu ích nhé

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Gợi ý cho bạn

10 cách khắc phục máy tính chạy chậm

10 cách khắc phục máy tính chạy chậm

Thông thường, máy tính sau một khoảng thời gian dài sử dụng sẽ giảm hiệu suất một cách rõ rệt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng đừng lo hầu hết có thể khắc phục chúng. Cùng
Cách reset máy tính hiệu quả nhất hiện nay

Cách reset máy tính hiệu quả nhất hiện nay

Khi máy tính của bạn hoạt động bất thường hay nhiễm virút, bạn nên reset Windows để máy tính hoạt động tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách reset máy tính đơn giản sau đây. Nội dung

Bình luận

Bình luận