Hiện nay, nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ đang ngày càng tăng cao và nhanh đến chóng mặt. Không chỉ riêng gì các chị em phụ nữ mà các “đấng nam nhi” cũng yêu thích lĩnh vực này. Bởi, ai cũng muốn mình đẹp hơn, hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. Đó là lý do có nhiều công nghệ thẩm mỹ ra đời, trong đó không thể không nhắc đến công nghệ Laser. Vậy, Laser là gì? Chúng có tác dụng như thế nào trong việc chăm sóc nhan sắc? Cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau để biết đáp án bạn nhé!
Khái niệm Laser là gì?
Laser là từ viết tắt trong thuật ngữ tiếng Anh Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation, chỉ nghĩa khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức.
Hiểu nôm na rằng, đây là một nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ quá trình khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra trong điều kiện kích hoạt cao độ các phần tử của môi trường vật chất.
Laser thường được chứa trong những thiết bị chuyên dụng, chúng mang theo năng lượng và đi ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Cấu tạo của máy Laser bao gồm 3 bộ phận cơ bản sau:
- Vật liệu Laser hay còn gọi là môi trường hoạt chất.
- Nguồn năng lượng bên ngoài.
- Buồng cộng hưởng quang làm nhiệm vụ cung cấp quy trình phát xạ mô phỏng.
Ngoài ra, khi chế đèn Laser công suất cao hoặc thấp, cấu tạo của đèn còn có thêm 2 cái gương. Một gương dùng để phản chiếu toàn phần còn một gương để phản chiếu một phần. Chúng được thiết lập song song với nhau trên một chiếc trục quang. Môi trường hoạt động sẽ được sử dụng trong khoang quang học giữa cả hai gương.
Tia Laser có nguyên tắc phát sáng như sau:
Khi các Electron trong nguyên tử trong môi trường thủy tinh, tinh thể hoặc hỗn hợp khí đặc biệt, hấp thụ năng lượng từ dòng điện hoặc tia Laser khác, chúng sẽ tạo ra tia Laser. Từ đó, các Electron bị kích thích chuyển từ quỹ đạo năng lượng thấp hơn sang quỹ đạo năng lượng cao hơn xung quanh hạt nhân nguyên tử. Cuối cùng, lúc trở về trạng thái bình thường của mình, các Electron sẽ phát ra các Photon (hạt ánh sáng).
Bên cạnh đó, dựa vào các môi trường hoạt chất mà chúng ta có thể chia Laser làm các loại sau:
- Laser rắn: Hiện nay có khoảng 200 loại chất rắn đa dạng và có thể làm môi trường hoạt chất Laser.
- Laser lỏng: Thông thường, người ta sử dụng thuốc nhuộm hữu cơ để làm dung môi hoạt chất sinh ra Laser lỏng.
- Laser khí: Đây là loại Laser mà đòi hỏi ánh sáng Laser có độ kết dính và chùm sáng cao khi ứng dụng.
- Laser bán dẫn: hay còn gọi với tên khác là Laser Diode, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như: máy in Laser, đọc đĩa Compact, làm bút chỉ bảng, máy chống trộm,…
Ứng dụng của Laser là gì?
Để trả lời cho câu hỏi ứng dụng của Laser là gì, chúng ta sẽ không đếm hết. Bởi, kể từ thời điểm công nghệ Laser ra đời, nó đã được áp dụng và đáp ứng được nhiều nhu cầu trong các lĩnh vực khác nhau. Có thể liệt kê một vài ứng dụng lớn như sau:
- Ứng dụng tia Laser vào trong đo đạc những khoảng cách cực lớn giữa các hành tinh, trong ngành thiên văn học.
- Hỗ trợ thiết lập các loại đường dẫn như bom, tên lửa hoặc các đường dẫn trong lĩnh vực quân sự.
- Tia Laser còn được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng như hàn cắt kim loại.
- Hiện nay, có nhiều quốc gia đã vận dụng tia Laser vào trong ngành thông tin liên lạc, công nghiệp chế tạo vũ khí,…
- Ngoài ra, tia Laser còn được biết đến nhiều và rộng rãi ở việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong lĩnh vực y học. Đặc biệt, chúng tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh lý về da cũng như chăm sóc thẩm mỹ.
Laser ứng dụng trong thẩm mỹ như thế nào?
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, tia Laser là một bước đột phá công nghệ lớn của nền văn minh nhân loại. Bởi, nó sở hữu quá nhiều ưu điểm mang đến cơ hội chữa lành nhiều bệnh lý chuyên khoa đa dạng.
Cụ thể, có thể kể ra như: phẫu thuật tật khúc xạ mắt trong nhãn khoa; tẩy xóa các u, bớt sắc tố trong da liễu trong thẩm mỹ; điều trị khối u phổi, u thần kinh trong ung bướu,… vô cùng hữu hiệu và chính xác.
Trong lĩnh vực thẩm mỹ nói riêng, công nghệ Laser được ứng dụng ở nhiều dịch vụ điều trị trong Spa, thẩm mỹ viện. Và, hiệu quả đã được nhiều khách hàng hài lòng, phản hồi tích cực. Có thể kể như sau:
Tia Laser điều trị các tổn thương về mạch máu
Theo nguyên lý hoạt động vừa nêu ở mục “Laser là gì”, có thể rút ra, tia sáng nhân tạo này có thể điều trị được nhiều tổn thương mạch máu khác nhau.
Cụ thể, người bị giãn mạch khi bệnh tai biến da do sử dụng kem trộn có chứa nhiều Corticoid. Hoặc, những em bé bị u máu bẩm sinh, người có cấu tạo bớt đỏ ở trên mặt trông kém thẩm mỹ,… Tất cả đều có thể được điều trị bằng tia Laser an toàn và hiệu quả.
Tia Laser được ứng dụng để xóa xăm
Nếu như trước đây, một khi đã xăm hình lên cơ thể thì không thể nào làm mất chúng được, hình xăm này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Họa chăng, chúng cũng có phương pháp để loại bỏ những sẽ để lại sẹo dày đặc trên da.
Thì giờ đây, tia Laser là giải pháp hữu hiệu giúp bạn loại bỏ mọi hình xăm không mong muốn hoàn toàn nhanh chóng, không để lại sẹo và không hề đau đớn. Những trường hợp xăm chân mày xấu, muốn xăm lại kiểu dáng khác, thường được các Spa sử dụng theo cách này.
Triệt lông bằng Laser
Những đám lông khó chịu, dư thừa cứ luôn khiến cơ thể trở nên xấu xí, mất tự tin hơn. Nhiều người bận tâm và chọn những cách triệt lông không an toàn như: cạo, tẩy, nhổ,… Nhưng, không cách nào giúp xóa lông triệt để, thậm chí còn để lại hậu quả đáng sợ như: trầy xước, viêm nang lông, viêm da dị ứng…
Hiện nay, công nghệ Laser tiên tiến cho phép bạn triệt lông vĩnh viễn và an toàn đã được FDA (Cục quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận.
Những năng lượng từ tia Laser sẽ đi sâu, phá hủy nang lông hoàn toàn và ngăn cản lông mọc trở lại vĩnh viễn. Ngoài ra, điểm mạnh của tia Laser là không làm ảnh hưởng, tổn thương bề mặt da và không gây nguy hại đến khách hàng.
Điều trị sắc tố, tái tạo da
Những vấn đề như tàn nhang, thâm, nám, sạm khiến da không đều màu, đen dần đi khiến nhiều chị em buồn bã. Đừng lo, tia Laser sẽ giúp bạn lấy lại tuổi thanh xuân đơn giản bằng cách phá hủy các hạt sắc tố và cơ thể sẽ đào thảo từ từ ra khỏi ngoài cơ thể. Phương pháp này hoàn toàn hạn chế để lại tổn thương trên bề mặt da.
Hoặc, nếu bạn phát hiện da hay bị mụn, sẹo do mụn để lại, Laser cũng sẽ giúp bạn xử lý ngay tức thì. Bằng công nghệ ánh sáng độc đáo, chúng sẽ phá hủy sẹo, kích thích làm đầy mô sẹo lên và trông thẩm mỹ hơn. Đương nhiên, đây cũng là phương thức hiệu quả giúp người có nếp nhăn li ti, chảy xệ, kém săn chắc, lão hóa lấy lại ngay làn da mịn màng, trơn láng.
Kết luận
Thực tế chứng minh, tia Laser có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực cuộc sống, nhưng đặc biệt nhất vẫn là lĩnh vực chăm sóc thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, công nghệ này có thể thực hiện một cách hiệu quả và an toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Có thể là cơ địa, cơ sở điều trị có sử dụng đúng công nghệ đích thị không.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn đọc Laser là gì, cũng như tính ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống cũng như thẩm mỹ. Hy vọng rằng, những thông tin này hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức, niềm tin, đồng thời cẩn trọng hơn khi tiếp xúc với các thiết bị có Laser.
Xem thêm:
Bình luận