5 phút tìm hiểu các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa mưa

Bắt đầu vào mùa mưa, thời tiết có sự thay đổi, độ ẩm không khí tăng cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus,… sinh sôi và phát triển mầm bệnh. Trẻ em có hệ miễn dịch kém, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vào những thời điểm giao mùa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Hôm nay, hãy cùng Vietreview “điểm danh” nhanh các bệnh thường gặp ở trẻ em và cách điều trị phù hợp nhé.

Các bệnh về da thường gặp ở trẻ em vào mùa mưa

Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở

Chốc lở là một trong những loại bệnh về da phổ biến và khá nguy hiểm mà trẻ em thường gặp phải. Bệnh này bắt nguồn từ việc bé không được vệ sinh sạch sẽ hoặc sai khách, dẫn đến liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn trên da của bé.

Triệu chứng

  • Người mắc bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước có hình dẹt và tròn ở má, sau đó lan đế trán và cằm.
  • Sau khoảng 3 giờ, các nốt mụn sẽ chuyển sang màu đục và mưng mủ rồi vỡ ra, đóng thành vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại sẹo thâm.
  • Trường hợp phần mủ vàng bị nhiễm trùng có thể khiến bé sốt cao, gây sẹo sâu và khó lành. 
  • Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh biến chuyển nặng hơn, dẫn đến viêm cầu thận, đi tiểu ít, phù mặt, tăng huyết áp,…

Cách điều trị

  • Nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Đối với vùng da bị nhiễm bệnh, hãy vệ sinh bằng nước ấm và nhanh chóng lau khô. Chỉ dùng đồ dùng vệ sinh và khăn lau 1 lần rồi bỏ hoặc giặt thật sạch và luộc chín đồ dùng sau khi vệ sinh vết thương.
  • Tránh để bé tiếp xúc với nhiều người nhằm hạn chế tình trạng lây lan và nhiễm trùng.

Mụn nhọt

Mụn nhọt
Mụn nhọt

Mụn nhọt do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là vào mùa nóng ẩm. Mụn nhọt thường xuất hiện khi bé không được vệ sinh sạch sẽ, uống ít nước, ăn ít rau và ăn nhiều đồ ngọt.

Triệu chứng

Viêm nang lông, xuất hiện những nốt sung đỏ, sau thời gian ngắn sẽ thấy nốt cứng hơn, nóng và đau nhức. Các nốt mụn đỏ này sẽ mau chóng vỡ ra và khô lại.

Cách điều trị

  • Đưa bé đi khám.
  • Nếu nhẹ thì mẹ có thể sử dụng thuốc sát trùng hoặc cồn 70 – 90 độ và chấm nhẹ vào vùng nổi mụn nhọt và che bằng miếng gạc băng bó.
  • Tránh không để làm vỡ mụn nhọt vì có thể gây nhiễm trùng và đau rát.

Bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy
Bệnh rôm sảy

Đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng không nghiêm trọng nên mẹ đừng lo quá nhé.

Triệu chứng

Trên da nổi những đám sần nhỏ có màu hồng, đôi khi là mọc dày đặc khắp cơ thể. Rôm sẩy xuất hiện chủ yếu ở mặt, nách, những nơi có nếp gấp,…

Cách điều trị

  • Cho bé ở nơi thông thoáng, nhiệt độ phòng không quá cao, gió lưu thông.
  • Bé cần ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước.
  • Tắm cho bé bằng nước ấm, sau đó lau khô người rồi mới mặc áo quần.
  • Mẹ cần giặt đồ sạch, chọn các loại bột giặt, sản phẩm chăm sóc quần áo nhẹ dịu, an toàn được kiểm nghiệm và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín và các chuyên gia da liễu.

Bệnh chàm

Bệnh chàm
Bệnh chàm

Bệnh chàm hay viêm da dị ứng là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị nhất.

Triệu chứng

Triệu chứng rõ ràng nhất là xuất hiện các mảng da khô, ngứa và đỏ, thường xuất hiện ở phía sau đầu gối, trên cánh tay.

Cách điều trị

  • Các bác sĩ thường kê toa thuốc kháng histamine cho bé uống và kem bôi steroid để giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau.
  • Khi bé bị bệnh chàm, mẹ tránh tắm nước nóng cho bé, hạn chế sử dụng sữa tắm, xà bông thơm hoặc nước hoa.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng để giặt áo quần. Cho bé mặc đồ bằng vải cotton.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé, tránh chà xát hoặc gãi vào các vùng bị ảnh hưởng.

Tay chân miệng

Tay chân miệng
Tay chân miệng

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm từ người sang người, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tốc độ lây lan của căn bệnh này rất nhanh, dễ thành dịch, bệnh có xu hướng tăng mạnh vào tháng 3 – 5 và tháng 8 – 9 trong năm.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng như viêm não, yếu liệt chi, co giật, biến chứng về hô hấp, tim mạch,…

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng là do nhóm virus đường ruột gồm Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Ngoài ra còn có một số chủng virus nhóm A khác như virus Coxsackie A4-A7, A9, A10 hay virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5).

Triệu chứng

Khởi phát trong khoảng 2 ngày với các triệu chứng như đau họng, sốt nhẹ, biếng ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3 đến 10 ngày với các triệu chứng như:

  • Bị loét miệng: Xuất hiện các vết phỏng nước hay loét đỏ ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, đau miệng khiến bé bỏ bú, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước trên da: thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối và tồn tại trong khoảng 1 tuần rồi để lại vết thâm.
  • Toàn thân có các biểu hiện như: nôn, sốt nhẹ, trường hợp sốt cao có thể xảy ra các biến chứng.

Giai đoạn lui bệnh: diễn ra trong khoảng 3 đến 5 ngày sau, trẻ phục hồi hoàn toàn nếu không xảy ra biến chứng.

Cách điều trị 

  • Hiện nay chưa vaccine phòng bệnh hay thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, hình thức điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho bé.
  • Bé cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tắm bằng các loại nước có khả năng sát trùng nhẹ như lá chân vịt, lá chè,… Khi tắm xong, thoa dung dịch Betadin lên các nốt bỏng nước ở trên da.
  • Cho bé nghỉ ngơi, tránh các kích thích.
  • Trường hợp bé bị sốt từ 38,5 độ trở nên cần cho bé dùng thuốc ibuprofen hoặc paracetamol để hạ sốt. Tuyệt đối không dùng thuốc có thành phần Aspirin.
  • Bù nước kịp thời bằng dung dịch điện giải oresol đề phòng bé bị mất nước và hạ đường huyết.
  • Chế độ ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung kẽm, vitamin C, thuốc tăng cường sức đề kháng, cho bé ăn các thức ăn nguội, loãng, dễ tiêu hóa như sữa hạt, cháo loãng, chè đỗ, trái cây, sữa chua,… kiêng các loại thức ăn nóng, đặc có thể khiến bé tổn thương, đau rát miệng.
  • Trường hợp bị loét miệng họng nên sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng trước và sau khi ăn. Sử dụng gel rơ miệng để sát khuẩn và giúp giảm đau cho bé.
  • Liên tục theo dõi nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi
Sốt siêu vi

Sốt siêu vi là bệnh phí hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé có sức đề kháng yếu. Bệnh thường gặp nhất là vào khoảng thời gian giao mùa, khi thời tiết đột ngột thay đổi từ lạnh sang nóng ẩm hoặc từ nóng sang lạnh.

Sốt siêu vi kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày, khi được điều trị đúng cách, bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Nhưng các bậc phụ huynh không nên chủ quan nhé, vì bệnh này diễn biến rất nhanh, nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng

  • Trong giai đoạn ủ bệnh, sốt siêu vi có những triệu chứng rất giống với bệnh cúm thông thường như mệt mỏi, sốt, đau nhức mình mẩy. Có thể sốt nhẹ hoặc rất cao, sốt ngắt quãng hoặc liên tục. Bên cạnh đó, bé có thể bị chảy nước mũi, nhức đầu, đỏ mắt, nghẹt mũi, viêm đỏ hầu họng, nổi ban da, ho,…
  • Ở giai đoạn mới chớm bệnh. sốt siêu vi có thể gây sốt vừa hoặc sốt cao, từ 38 đến 40 độ C, kèm các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, sưng cổ, đau đầu, họng đỏ khô rát, mỏi cơ, quấy khóc,…
  • Trường hợp không được khắc phục kịp thời sẽ chuyển qua giai đoạn toàn phát, triệu chứng đặc trưng là co giật, sốt cao theo từng cơn, hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị

  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của bé, nếu sốt cao trên 38 độ C nên cho bé hạ sốt theo chỉ dẫn từ bác sĩ (Paracetamol liều 10 đến 15mg/kg/lần, dùng cách nhau 4 đến 6h).
  • Sử dụng khăn ấm vắt ráo nước lau người cho bé, chú ý vùng nách, bẹn. Cho bé nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Cho bé mặc áo quần dễ thấm hút mồ hôi, thoáng mát.
  • Cho bé uống nhiều nước để bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể. Bổ sung các loại trái cây, nước ép giàu khoáng chất và vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Cho bé ăn đồ dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày, không ép bé ăn quá nhiều.
  • Nếu có những dấu hiệu sau cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời: Toàn thân phát ban, sốt cao liên tục 2 ngày kem theo tay chân lạnh, run rẩy bất thường, phân đen, đi ngoài ra máu, nôn ói, đau bụng, hay giật mình hoảng hốt.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh cấp tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Đối với bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm tiểu cầu, theo dõi trình trạng bệnh và kê thuốc điều trị tại nhà, tránh tình trạng lây chéo.

Trường hợp bệnh nặng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây biến chứng như suy hô hấp, sốc, tổn thương gan, rối loạn đông máu,… thậm chí là tử vong.

Triệu chứng

  • Sốt cao, sốt đột ngột từ 39 đến 40 độ C, có thể cao hơn, khi sờ vào trán của bé cảm thấy nóng ran.
  • Sốt kéo dài liên tục từ 2 đến 7 ngày kèm theo tình trạng đau bụng vùng rốn hoàn bên phải rốn, phình bụng hoặc nôn trớ, đã uống thuốc hạ sốt những tình trạng bệnh không thuyên giảm.
  • Phát ban, nổi mẩn dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất hiện nốt xuất huyết.
  • Đi ngoài ra máu
  • Từ ngày 3 đến ngày 7 có thể xảy ra những triệu chứng sốc như trẻ đang tỉnh táo bỗng vật vã, lừ đù, đau bụng dữ nổi, da đổi màu, môi xám lại, chân tay lạnh, ít tiểu hoặc không tiểu tí nào, khát nước, tụt huyết áp, không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Cách điều trị

  • Đối với trẻ sốt xuất huyết ở cấp độ 1, 2 có thể điều trị tại nhà bằng cách  tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ của bé 24/24 bằng các cặp nhiệt độ ở khóe miệng, nách hoặc hậu môn vài giờ một lần.
  • Không cho bé mặc nhiều quần áo hay ủ kín trẻ. Tránh để bé chơi đùa nhiều, cần cho bé nghỉ ngơi tuyệt đối.
  • Trường hợp sốt trên 38,5 độ cần uống thuốc hạ sốt paracetamol liều lượng từ 10 đến 15mg/kg, khoảng 6 giờ uống một lần nếu bé vẫn sốt cao. Tuyệt đối không sử dụng aspirin vì có thể làm rối loạn đông máu.
  • Cần cho bé uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất do sốt, nếu được hãy cho bé uống nước pha oresol. 
  • Cho bé uống nước trái cây như chanh, cam, dừa hoặc cháo loãng pha muối để bổ sung chất điện giải. 
  • Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa.
  • Không cho bé uống nước ngọt, nước có ga, nước có màu. Không nên cạo gió hay cắt lể.

Bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy: Bé đi tiêu mùi hôi tanh, phân lỏng nước, số lần đi ngoài gấp đôi bình thường. Bé thường xuyên khó ngủ, thấy đau thắt bụng, mệt, nôn và quấy khóc nhiều hơn.
  • Kiết lỵ: Bé mắc kiết lỵ sẽ đi đại tiện nhiều lần, đòi bô hoặc ngồi bồn cầu liên tục, bụng quặn đau mỗi khi đại tiện, phân ít, dạng lỏng lẫn máu tươi, dịch nhầy và bọt hơi. 
  • Sốt thương hàn: Đau bụng, chán ăn, đi ngoài 5 – 6 lần/ ngày, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, phát ban, rìa lưỡi đỏ, tình trạng nặng hơn có thể li bì, mê sảng hay hôn mê.

Cách điều trị

  • Các bậc phụ huynh cần bổ sung cho bé các vi khoáng chất cần thiết như selen, lysine, kẽm, crom, vitamin B1,… nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng biếng ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • Bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cho bé dễ hấp thu. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, nên chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Dọn dẹp gọn gàng nhà cửa, môi trường xung quanh bé.
  • Nếu thấy bé có các dấu hiệu của bệnh về tiêu hóa, cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh. Mọi loại thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ.

Viêm tiểu phế quản

Triệu chứng

  • Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi.
  • Khi bị bệnh, các phế quản nhỏ thường bị sưng phù, viêm, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của bé bị chít hẹp, thở khó khăn, thậm chí là tắc nghẽn đường thở.
  • Trẻ bị sốt vừa và sốt cao, ho, chảy nước mũi trong, khó thở và thở rít.
  • Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng tím tái, kiệt sức, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên, thậm chí là ngưng thở.

Cách điều trị

  • Trường hợp bệnh nhẹ, không có yếu tố nguy cơ, không có biến chứng có thể chăm sóc bé tại nhà như:
  • Cho bé bú và ăn uống đầy đủ.
  • Cần cho bé uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
  • Làm thông thoáng mũi cho bé bú tốt hơn và dễ thở hơn.
  • Nhở 2 – 3 giọt nước muối sinh lý để làm sạch mũi.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tránh các mùi kích thích, khói thuốc lá, bụi phấn hoa có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Khi bé có tình trạng bú kém, khó thở, tím tái cần nhập viện gấp để điều trị.

Cảm cúm

Cảm cúm
Cảm cúm

Triệu chứng

  • Trẻ bị sốt trên 38 độ C
  • Sổ mũi, nghẹt mũi (dịch trong mũi có thể không màu, màu xanh hoặc màu vàng).
  • Ho, đau họng, nhức đầu, khó ngủ, mệt mỏi, hay quấy khóc.
  • Nôn mửa, biếng ăn, có thể bị tiêu chảy.

Cách điều trị

  • Cho bé uống thuốc hạ sốt trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Bổ sung nước và chất điện giải.
  • Cho bé mặc đồ thông thoáng, rộng rãi.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, mắt mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám nếu có những triệu chứng sau:

  • Sốt trên 38,5 độ C liên tục kéo dài trên 3 ngày, sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
  • Trẻ bỏ uống, bỏ ăn nhiều ngày, hay nôn mửa.
  • Nghẹt mũi kéo dài liên tục trên 14 ngày.
  • Thở nhanh, khó thở, li bì, có giật, bị kích thích.
  • Đau mắt, có gỉ vàng, mắt đỏ, đau tai, có mủ trong tai.

Bệnh đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp

Các bệnh đường hô hấp mà trẻ dễ mắc phải như:

  • Hen suyễn: ho, nặng và tức ngực, thở khò khè, thở gấp, thở rít hoặc khó thở.
  • Viêm xoang: đau và tức ở mặt, ho và sổ mũi, cảm thấy bí bách, có dịch chảy ở mũi sau, hôi miệng, buồn nôn, khó thở.
  • Viêm phổi Pneumonia: Thở gấp, ho, mệt mỏi, sốt cao và ớn lạnh, đau ngực, khó thở,…
  • Cảm lạnh: sốt, sổ mũi, ho, đau họng, kém ăn.
  • Bạch hầu: sốt kèm ớn lạnh, đau họng và ho.

Cách điều trị

  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm thông mũi cho bé trước khi cho bú, cho ăn.
  • Xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung trái cây và rau xanh, tăng cường sức đề kháng để cơ thể tự điều chỉnh chứ không nên sửi dụng kháng sinh.
  • Giữ ấm cho bé, giữ gìn vệ sinh nơi ăn ngủ, sinh hoạt của bé.
  • Tiêm ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
  • Luôn cho bé đeo khẩu trang khi ra đường. Hạn chế đưa bé ra ngoài, đặc biệt là những nơi đông người vào những ngày giao mùa.
  • Khi bé xuất hiện các triệu chứng như: ho không dứt, sốt cao, tiêu chảy, bỏ ăn, nôn ói kéo dài hoặc một số triệu chứng ở phổi, mắt, tai, tiêu hóa,… cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Trên đây là thông tin về các loại bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa mưa mà Vietreview muốn chia sẻ đến mẹ. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được các loại bệnh thường gặp ở bé và cách điều trị kịp thời nhé. Chúc cả nhà luôn khỏe!

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận

shares