Khám phá mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền Bắc Trung Nam

Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu khi trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Trưng bày ngũ quả không chỉ thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên mà còn cầu mong năm mới may mắn, phát tài. Tùy vào từng vùng miền mà có cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau.

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường chú trọng bày trí theo hình thức xoay quanh thuyết ngũ hành của văn hóa phương Đông. Theo đó, mâm ngũ quả của người Bắc không thể thiếu các loại quả tượng trưng cho các hành Kim – Thủy – Thổ – Hỏa – Mộc. 

Những loại quả thường được người Bắc chọn lựa để trưng bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Bao gồm: 

  • Chuối: Với mong muốn một năm sung túc, gia đình sum vầy, hạnh phúc bình an
  • Bưởi: Cầu mong năm mới an khang thịnh vượng
  • Đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến trong công việc, thành công mọi mặt
  • Táo: Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý
  • Quýt: Với mong muốn năm mới gặt hái được sự thành đạt, may mắn trong làm ăn kinh doanh.

Thường người Bắc hay bày trí nải chuối to ở dưới, bên trên bài trí các loại quả tầm trung. Sau cùng là cài xen kẽ các quả kích thước nhỏ như quýt, táo hoặc ớt cho đẹp mắt. 

Ngày nay, trái cây ở miền Bắc ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả cũng có sự biến tấu phong thủy hơn. Có gia đình bày trí bát, cửu hoặc thập quả để mâm quả ngày Tết nhìn sang trọng, thể hiện sự sung túc của gia đình.

Mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm ngũ quả ở miền Trung

So với miền Bắc và miền Nam thì khu vực miền Trung vốn có khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn hơn. Do đó, nơi đây có rất ít các loại trái cây tươi nên người dân ít khi câu nệ hình thức bày trí mâm quả ngày Tết. 

Người miền Trung cho rằng, chọn quả gì cũng được. Đối với họ tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà chọn mua loại trái cây tươi ngon để dâng bàn thờ tổ tiên. Nhằm bày tỏ lòng thành kính và cầu mong một năm gặt hái được thành công, phát tài phát lộc và bình an. 

Tuy vậy, các loại mâm ngũ quả ở miền Trung thường không thể thiếu những loại quả sau đây: Chuối, thanh long, mãng cầu, dưa hấu, sung, dứa, cam, quýt,…Bởi đây là các loại quả khá quen thuộc và có quanh năm ở miền Trung nên rất dễ tìm mua. 

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Mâm ngũ quả ở miền Nam

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường được chọn lọc và bày trí với mong muốn “cầu sung đủ xài”, “cầu sung vừa đủ xài thơm”. Người miền Nam trang trí mâm ngũ quả với cầu ước năm mới sung túc, con cái no ấm và gia đạo bình an. 

Các loại ngũ quả trong mâm quả ngày Tết của người miền Nam được trang trí khá đơn giản, nhưng pha trộn các màu sắc nổi bật. Bạn dễ thấy mâm ngũ quả của họ không cầu kỳ nhưng vẫn có hình thức bắt mắt. Cụ thể là các loại quả sau: 

  • Mãng cầu: Tượng trưng cho mọi lời cầu, mong ước trong năm mới
  • Sung: Cầu mong năm mới sung túc, sức khỏe sung mãn, tiền bạc no đủ.
  • Dừa non: Tượng trưng cho sự suôn sẻ, hanh thông trong mọi việc
  • Đu đủ: Tượng trưng cho sự đủ đầy, no ấm và thịnh vượng
  • Xoài: Cầu mong năm mới tài lộc dồi dào, đủ tiêu xài.

Mâm ngũ quả của người miền Nam cũng có thể biến tấu với đa dạng các loại quả khác nhau. Ngoài chọn các loại quả có phát âm na ná với những điều may mắn, hạnh phúc thì người miền Nam còn kỵ các loại quả như: Cam, quýt, chuối, lê, táo. 

Cách trang trí và những lưu ý khi trưng bày mâm ngũ quả

Cách trang trí và những lưu ý khi trưng bày mâm ngũ quả

Cách trang trí và những lưu ý khi trưng bày mâm ngũ quả

Như vậy, tùy vào từng vùng miền mà có cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Hầu hết mọi người đều chọn lọc các loại quả tươi ngon để trang trí bàn thờ gia tiên vừa đẹp vừa thể hiện lòng thành. Vì vậy, khi trang trí mâm ngũ quả, các gia đình nên lưu ý những điều sau đây: 

  • Chọn các loại quả tươi, chưa chín để khi trưng trong 3 ngày Tết sẽ giúp cho quả không bị nhũn, hư thối và giữ được lâu hơn.
  • Thay vì rửa quả, bạn nên dùng khăn ẩm lau chùi sạch sẽ trước khi trang trí lên đĩa. Bởi quả dễ bị tụ nước và thối nhũn khi trưng lên bàn thờ sau 2 ngày. 
  • Nên mua các loại quả tươi trước ngày Tết khoảng 2 ngày thay vì mua quá sớm hoặc quá trễ.
  • Trang trí các loại quả to ở dưới rồi mới bày trí những quả nhỏ ở xung quanh sao cho vừa đủ với lòng đĩa cần trưng bày. 

Qua các thông tin chia sẻ cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền Bắc Trung Nam với sự khác biệt độc đáo của từng vùng miền. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khám phá những nét đẹp của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. 

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận