Với sự phát triển của thế giới hiện nay, mạng xã hội như facebook, instagram, Twitter… ngày càng được nhiều người sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng hằng ngày nếu không được kiểm soát đúng thì có thể sẽ gây hại cho sức khỏe, môi trường sống của bạn. Nếu bạn đang “chìm đắm” trong những mạng xã hội này thì đừng quên đọc bài viết tổng hợp nhanh những tác hại của mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm sau đây, chúng sẽ giúp thức tỉnh bạn.
Thực trạng nghiện mạng xã hội hiện nay như thế nào?
Trong thời đại số công nghệ cao thì số lượng người sử dụng mạng xã hội tham gia theo dõi (followers) và số lượt thích (likes) rất được chú trọng. Thực tế cho thấy, thật khó sống mà bạn hoàn toàn không tham gia vào cộng đồng này.
Mạng xã hội không hề xấu nếu bạn kiểm soát sử dụng chúng. Không thể phủ nhận mạng xã hội tác động rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống.
Bạn có thể thấy thông qua mạng xã hội, bạn có thể thể hiện bản thân và thu hút được sự chú ý từ mọi người, tìm được cơ hội việc làm, hoặc giúp cho việc quảng bá những sản phẩm kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm soát chúng giữa hàng loạt những tin giả, những bài đăng không cơ sở gây tranh cãi, những hình ảnh phản cảm trên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.
Theo các chuyên gia phân tích thì tính năng cho phép người dùng ẩn danh trên mạng xã hội sẽ khiến họ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn những lời lẽ tiêu cực và cay nghiệt để giải tỏa những điều không thể nói ngoài đời thực hơn. Điều này không những làm ảnh hưởng xấu đến những người dùng khác mà còn gây ra những suy nghĩ lệch lạc, không đúng, bận thâm suốt cả ngày.
Chỉ khoảng sau 30 ngày sử dụng liên tiếp mạng xã hội thì chúng sẽ thành một thói quen. Sau dần sẽ khiến thành “con nghiện” liên tục cập nhật bảng tin, chăm chú vào chiếc điện thoại ngay cả khi bạn đang tận hưởng những hoạt động khác xung quanh.
Những tác hại của mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Mất đi sự tương tác giữa người và người
Khi bạn “nghiện” mạng xã hội thì đồng nghĩa việc bạn dành thời gian tương tác với mọi người xung quanh là rất ít.
Dần dần lâu ngày các cuộc nói chuyện gần như biến mất, những mối quan hệ rạn nứt và không còn ai muốn gặp bạn nữa. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu gặp người thân, bạn bè mà chiếc điện thoại cũng không được “buông tha” giây phút nào thì cuộc vui sẽ trở lên nhạt nhẽo như thế nào?
Các hoạt động sống bị suy giảm
Có thể bạn chưa nghĩ tới, nhưng việc sử dụng quá nhiều điện thoại nói chung, mạng xã hội nói riêng sẽ gây ra suy giảm các hoạt động sống hằng ngày như giấc ngủ, ăn uống,…
Lý do dẫn đến tác hại này là việc sử dụng mạng xã hội không được kiểm soát, vào bất kỳ giờ giấc nào mà không cần suy nghĩ như giờ nghỉ ngơi, ăn uống.
Lâu dần khung giờ của bạn sẽ bị xáo trộn, nhịp sinh hoạt bị loạn, phá vỡ cơ chế điều hòa, dễ bị đau đại tràng, dạ dày, cơ thể khó tiêu hóa, khó hấp thụ… Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội không có kiểm soát còn khiến rối loạn cảm xúc, giảm hoạt động vận động trong ngày kéo theo cơ thể bị béo phì, thiếu tự tin vào bản thân.
Tăng nguy cơ tiếp xúc với những thông tin không không lành mạnh
Mạng xã hội là một kênh để thu nhận thông tin. Tuy nhiên có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng.
Khi người dùng đọc được những thông tin không chính xác, nội dung sai lệch sẽ khiến tâm trạng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và hồi hộp… Theo thời gian thì điều này dẫn đến những rối loạn về bệnh lý nặng như rối loạn lo âu, rối loạn stress, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng với một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi chưa định hình phát triển vỏ não, phát triển nhân cách nên khi sử dụng mạng xã hội sẽ dễ rơi vào trạng thái rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, tính vị kỷ, ích kỷ, chống đối xã hội và một số có các hành vi kích động, gây hấn khác.
Việc bạn không đào thải được thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội sẽ khiến nhà quản lý phải thường xuyên tìm ra giải pháp. Người dùng sẽ có những hành động tiêu cực mà không ai mong muốn.
Xâm nhập, lừa đảo, theo dõi tính bảo mật cá nhân
Tác hại này khá phổ biến đó là việc lừa đảo lấy thông tin online. Cách thức hoạt động đơn giản bằng một đường dẫn có chứa mã độc, virus để lấy đi thông tin người sử dụng.
Tình trạng này xảy ra không hề hiếm mà nạn nhân thường không hề biết mình đã và đang bị lừa đảo, xâm nhập hay bị theo dõi. Cho tới khi hậu quả xấu xảy ra và dần trở nên rõ ràng hơn.
Thường gặp nhất là việc các cá lừa đảo, tung tin thiếu cơ sở nhằm câu kéo sự quan tâm của những người dùng khác tham gia gây xôn xao xã hội. Hơn nữa, đi kèm là vấn đề bảo mật cá nhân cũng có thể trở nên hết sức đáng lo ngại.
Nếu không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn, cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân tưởng chừng an toàn do chính bạn bè của mình gửi. Thời gian sau, tài khoản của bạn bị mất và có một người mạo danh bạn để thực hiện các hành động phi pháp khác.
Bạo lực trên mạng xảy ra
Thời gian gần đây, cụm từ “anh hùng bàn phím” không còn quá xa lạ đó là họ cảm thấy tâm trạng được thoải mái khi phát ngôn những điều không hay trên mạng và ngoài đời không dám phát biểu.
Những phát ngôn thô lỗ và nhục mạ người khác trên mạng thực tế không giải quyết được gì mà còn dẫn đến bạo lực xảy ra. Vấn nạn bạo lực trên mạng sẽ làm cho con người thực của bạn trở nên bất lịch sự hơn, thiếu tôn trọng người khác và có thể trở thành bạo lực ngoài đời. Hãy dừng lại khi còn có thể.
Cuộc sống thiếu tích cực, tâm lý trầm cảm
Tâm lý trầm cảm là một hậu quả lớn của việc sử dụng các trang mạng xã hội quá nhiều. Việc giao tiếp dường như đều là “ảo” và điều này làm giảm nhu cầu của giao tiếp trực tiếp giữa người và người. Theo thời gian dẫn đến người dùng ít nói chuyện, ít tiếp xúc, cách xa mọi cuộc nói chuyện.
Bên cạnh đó, tác hại của mạng xã hội còn xảy ra ở các thông tin và bình luận tiêu cực trên mạng như trên facebook… Đây là một kênh thông tin được đánh giá nếu người dùng không nhận thức được mình cần gì, thiếu tỉnh táo sẽ dẫn đến những biểu hiện buồn bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng…
Theo thống kê cho thấy, nhiều người dùng đã phải tự tử khi nhận phải những bình luận ác ý hoặc bị tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội cũng như ngoài đời. Việc bạn sử dụng mạng xã hội lâu dài dẫn đến tình trạng mất ngủ, lo lắng, căng thẳng…
Có thể nói, đây là những yếu tố, điều kiện thuận lợi để bắt đầu biểu hiện trầm cảm, nặng hơn là nhiều người dùng không muốn giao tiếp thực mà chỉ muốn thực hiện các giao tiếp “ảo”.
Giảm đi sự sáng tạo của bản thân
Sự sáng tạo sẽ bị “hao mòn” dần khi bạn dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội . Chúng là làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức, điển hình là là Tumblr. Vì thế, nếu hôm nay bạn đang có kế hoạch làm việc thì đừng quên tránh xa các trang mạng xã hội!
Tăng mong muốn gây sự chú ý với mọi người
Chuyện không còn quá xa lạ với nhiều người là đăng tải những status mơ hồ nhầm câu like và view.
Tuy nhiên, điều này nó thực sự khiến người khác khó chịu, phát bực nếu bắt gặp quá thường xuyên. Trên thực tế, mạng xã hội cũng góp phần làm gia tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ và cướp đi đáng kể quỹ thời gian vàng của bạn.
Có thể nói, với sự bùng nổ phát triển của xã hội hiện nay thì việc tiềm ẩn nhiều tác hại của mạng xã hội là điều dễ hiểu.
Chúng đã thay đổi đáng kể cách chúng ta sống và làm việc. Vì thế, bạn hãy trở nên là người dùng thông thái khi sử dụng các trang mạng xã hội đế tránh gặp phải phiền phức trong cuộc sống.
Xem thêm:
Bình luận