Với các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt khác nhau, nguyên nhân gây mụn cũng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này và hướng dẫn cách “thanh toán sạch sẽ” những đốm mụn xấu xí để phục hồi làn da sáng khỏe, mịn màng.
Các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt
Mụn có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt. Dưới đây là một số vị trí mụn mọc phổ biến:
Mụn ở trán
Trán là một trong những vị trí mọc mụn nhiều nhất trên gương mặt, do vị trí này thường ít vệ sinh và tích tụ nhiều dầu nhờn, chất bẩn từ tóc mái. Với những người thường xuyên dùng hóa chất tạo kiểu tóc, căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc thường xuyên bị gàu, bết tóc cũng có thể gặp phải tình trạng mụn ở trán.
Ngoài ra, mụn mọc ở trán cũng có thể là dấu hiệu các cơ quan tiêu hóa – bài tiết đang gặp vấn đề như bệnh lý về gan, túi mật, tuần hoàn máu kém…
Đọc thêm: Mụn bọc trên trán có nên nặn không, xử lý thế nào?
Mụn ở mũi
Mụn mọc ở mũi thường đến từ các nguyên nhân như:
- Rối loạn nội tiết tố: Hormon trong cơ thể biến động kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da, đặc biệt ở vùng mũi với các lỗ chân lông khá to. Mụn ở khu vực này càng dễ mọc hơn bao giờ hết.
- Stress, căng thẳng: Cơ thể bị áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài có thể làm tuyến bã nhờn tăng sản xuất dầu thừa, chất nhờn. Nếu bạn vệ sinh da không sạch, các chất này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên các nốt mụn.
- Vệ sinh da chưa đúng cách.
Mụn ở má
Má là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bẩn từ môi trường. Do vậy, má rất dễ bị lên mụn, đặc biệt ở một số người còn có thói quen chạm tay lên mặt, không đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, thói quen vệ sinh da kém hay sai cách.
Không chỉ vậy, mụn ở má còn là hệ quả của thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh. Nếu bạn liên tục nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, sữa động vật có chỉ số GI cao, ăn ít rau xanh, trái cây thì cơ thể sẽ “phản đối” bằng cách xuất hiện các nốt mụn viêm khó chịu.
Mụn ở má chủ yếu thường là mụn viêm không nhân, nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể chuyển sang dạng mụn bọc, mụn nang gây đau và để lại vết thâm mụn kéo dài rất lâu trên da.
Mụn ở cằm
Mụn ở cằm có thể là mụn viêm, mụn mủ hoặc mụn bọc với các kích thước khác nhau. Nhưng hầu hết chúng đều gây cảm giác đau nhức, khó chịu khi bạn ăn uống, nói chuyện.
Mụn ở cằm xuất hiện là do các nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, stress hay do việc skincare không đúng cách.
Khi nặn mụn, bạn cần lưu ý lấy hết nhân nhân mụn. Nếu nhân mụn còn sót lại trong da, mụn ở cằm rất dễ trở nên chai cứng và khó chữa, cần rạch mủ và tháo dịch rỉ viêm hoặc tiêm thuốc chống viêm vào mụn.
Có thể bạn quan tâm: Mụn sưng to và cứng ở cằm phải làm sao?
Mụn ở xung quanh miệng
Mụn mọc quanh miệng chủ yếu do nguyên nhân ăn uống. Nếu như bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ kém lành mạnh thì làn da có thể “biểu tình” bằng cách đẩy các nốt mụn lên.
Với tình trạng này, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế các gia vị cay nóng, đường, muối trong đồ ăn và tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi.
Ngoài ra, mụn ở xung quanh miệng còn xảy ra do việc vệ sinh da kém hoặc do tác động của các tác nhân như son môi, phấn trang điểm… gây kích ứng, nổi mụn.
Mụn ở quai hàm
Là một vị trí khá khuất trên gương mặt nhưng quai hàm cũng có thể trở thành “địa bàn” mà các đốm mụn đáng ghét mọc tràn lan, dày đặc. Ở vị trí này, mụn thường có nguyên nhân do:
- Thói quen chống tay lên cằm, hoặc chạm, sờ, nặn những nốt mụn ở cằm.
- Việc vệ sinh da hằng ngày không đúng cách.
- Hệ bạch huyết hoạt động kém, giảm thải độc da.
Bạn gái nên làm gì khi bị mọc mụn trên mặt?
Dù xuất hiện ở vị trí nào trên khuôn mặt thì mụn vẫn luôn là nỗi ám ảnh của các tín đồ làm đẹp. Không chỉ là những triệu chứng sưng đỏ, đau nhức trên da, mụn còn khiến nàng cực kỳ e ngại, tự ti khi giao tiếp.
Do vậy, nếu muốn nhanh chóng thoát khỏi “cơn ác mộng” này, nàng hãy bỏ túi ngay các phương pháp dưới đây để giảm nhanh tình trạng khó chịu này.
Cách chăm sóc da mụn hiệu quả
Khi bị mụn, da rất dễ bị tổn thương, kích ứng nên bạn cần hết sức lưu ý đến việc chăm sóc, bảo vệ da. Đây cũng là việc cần làm để giảm sưng đỏ, phim tí, khắc phục tình trạng khó chịu và hỗ trợ đánh bay các nốt mụn phiền toái.
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da mụn, bạn có thể tham khảo:
Các bước Skincare
- Làm sạch da.
- Sử dụng toner cân bằng da.
- Sử dụng kem bôi trị mụn.
- Cấp ẩm cho da mụn.
Cụ thể từng bước như sau:
Làm sạch da
Đây là bước quan trọng, giúp loại bỏ bụi bẩn, sợi bã nhờn, các vi khuẩn bám trên da. Bước này mang yếu tố quyết định, giúp các bước dưỡng da sau đạt hiệu quả tốt. Các chuyên gia sắc đẹp khuyên bạn nên rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày.
Da mặt tồn tại lớp màng ẩm tự nhiên, có tính acid nhẹ với độ pH từ 4 – 7. Chính vì thế, khi chọn sữa rửa mặt, Bạn nên chọn sản phẩm có độ pH từ 6 – 6,5.
Ngoài ra, với chị em có làn da đang bị mụn nhiều hay vừa mới nặn mụn thì có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt.
Cân bằng pH cho da
Sau khi rửa mặt, bạn có thể sử dụng các loại toner để cân bằng độ pH cho da. Với người đang bị mụn trứng cá, bạn nên chọn loại toner không chứa cồn với các thành phần chiết suất từ thiên nhiên dịu nhẹ, giúp làm thông thoáng da, cấp ẩm, giúp da đạt được trạng thái săn chắc, mịn màng.
Treatment bằng kem bôi trị mụn
Để cải thiện tình trạng da mụn, ngoài việc làm sạch da hằng ngày, nàng nên sử dụng thêm các loại kem đặc trị mụn.
Dưỡng ẩm cho da
Làn da mụn đang bị kích ứng, nhạy cảm nên rất cần nước. Nước giúp đem lại cảm giác thư giãn, giúp phục hồi và nâng niu làn da sau ngày dài mệt mỏi. Bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm có dạng gel dễ thấm, không gây bí, tắc các lỗ chân lông.
Trong quy trình skincare chăm sóc da mụn phía trên, bất kỳ bước nào cũng quan trọng. Vì vậy, bạn cần thực hiện đầy đủ và tuần tự theo từng bước.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Ngoài việc chăm sóc da, bạn cần thiết lập lại một số thói quen giúp hỗ trợ giảm mụn hiệu quả hơn như:
- Không dùng tay để chạm vào mặt và không nặn mụn bằng tay.
- Không thoa kem trị mụn hoặc các loại mặt nạ thiên nhiên lên các vết thương hở.
- Dùng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng.
- Hạn chế căng thẳng, stress, không làm việc quá sức cũng như thức quá khuya.
- Lưu ý đến chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm chiên dầu, cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có cồn, có ga… Thay vào đó, bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
Sử dụng các loại kem bôi trị mụn
Sử dụng thuốc bôi trị mụn là sự lựa chọn phổ biến của phái đẹp do tính tiện dụng và đem lại hiệu quả trị mụn tốt. Ngoài công dụng trị mụn, chị em cũng cần quan tâm đến tính an toàn của sản phẩm với làn da, đem lại hiệu quả giảm mụn an toàn, lành tính, ít gây kích ứng hay tổn thương da.
Dựa trên tiêu chí này, bạn nên lựa chọn loại kem bôi trị mụn có chứa các thành phần như:
- BHA: Là một trong những hoạt chất nổi đình đám trên các diễn đàn làm đẹp dạo gần đây, BHA đem lại công dụng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ các sợi bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn trên da nhanh chóng. Đây đều là các tác nhân gây mụn và tạo môi trường thuận lợi cho mụn phát triển. Khi lỗ chân lông được làm sạch, vi khuẩn cũng không thể phát triển trên da.
- Benzoyl peroxide: Đây là một chất dịch khuẩn có công dụng tiêu diệt vi khuẩn P.acnes – vi khuẩn gây mụn trứng cá. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp làm sạch các lỗ chân lông, giữ cho làn da thông thoáng, khỏe mạnh.
- Acid Salicylic: Đây là một acid vô cơ thân dầu có khả năng đi qua lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da, tiến sâu vào các lỗ chân lông, nơi chứa các bụi bẩn, sợi bã nhờn, tế bào chết và giúp loại bỏ chúng khỏi da, nhờ đó điều trị mụn hiệu quả.
- Sepicontrol A5: Hoạt chất Sepicontrol A5 có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, Sepicontrol A5 còn giúp giảm lượng acid béo tự do trong sợi bã nhờn, điều tiết quá trình tiết dầu nhờn. Khi kết hợp với BHA đem lại hiệu quả hiệp đồng tác dụng, giúp đánh bay nốt mụn nhanh chóng, toàn diện.
Dùng thuốc uống trị mụn
Với trường hợp mụn mọc trên khuôn mặt ở mức độ dày, nhiều và thuốc bôi không đem lại hiệu quả cải thiện tốt, bạn nên đi thăm khám tại các bệnh viện da liễu uy tín. Tại đây, khi bác sĩ đánh giá mụn trứng cá của bạn ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo dùng các loại thuốc uống điều trị mụn.
Thuốc uống được hấp thu và phát huy công dụng mạnh từ sâu bên trong da, giúp việc tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn tốt hơn, đồng thời hạn chế viêm đau.
Dưới đây là một số thuốc uống trị mụn thường được kê đơn hiện nay:
- Isotretinoin: Đây là một dẫn xuất của vitamin A – có tác dụng mạnh hơn retinoids. Thuốc đem lại tác dụng trị mụn viêm rất tốt, tuy nhiên cần dùng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chống chỉ định với phụ nữ có thai hay đang có kế hoạch có thai. Chị em nào thuộc các đối tượng trên thì cần báo lại cho bác sĩ điều trị để thay đổi phương án khác nhé!
- Thuốc tránh thai: Với trường hợp bị mụn do nội tiết, rối loạn hormon, mụn do quá trình tiết bã nhờn quá mức, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc tránh thai giúp cân bằng nội tiết tố, giảm mụn. Hiện nay có 3 loại thuốc tránh thai được Bộ y tế phê duyệt sử dụng để giảm mụn: Estrostep, Ortho Tri – Cyclen, YAZ…
- Nhóm thuốc kháng sinh: Một trong những nguyên nhân gây mụn là do sự xâm nhập và gây hại của các vi khuẩn gây mụn như P.acnes… Một số thuốc thường dùng hiện nay là Limecycline, Doxycycline, Minocycline…
Các biện pháp khác
Ngoài các cách trên, còn một số phương pháp điều trị mụn mọc ở trên khuôn mặt khác như là:
Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu)
Phương pháp này sử dụng ánh sáng xanh lam đơn thuần hoặc xanh lam – đỏ để điều trị các vấn đề ở da như mụn trứng cá.
Ánh sáng xanh lam đột biến vòng porphyrin của vi khuẩn gây mụn P.acnes, từ đó giúp tiêu diệt chúng. Với ánh sáng đỏ có công dụng kích thích tăng sinh các sợi mô liên kết, nhờ vậy làm hạn chế hình thành sẹo rỗ hay các vết thâm mụn dưới da.
Cần lưu ý, phương pháp này chỉ được áp dụng sau khi đã lấy nhân mụn.
Sử dụng tia laser
Các tia laser ở bước sóng khác nhau có khả năng hủy tuyến bã nhờn, giúp tăng tái tạo cơ chất cho da, se khít các lỗ chân lông nên có công dụng hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng trong điều trị sẹo và các vết thâm sau mụn.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do khi lượng nhiệt tập trung cao, tia laser có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh, khiến da bị ứng đỏ. Sau khi áp dụng phương pháp này, bạn cũng cần chăm sóc da thật kỹ, tránh tiếp xúc nhiều với ánh sáng để hạn chế nguy cơ kích ứng da, nám, sạm da.
Lời kết
Mụn có thể mọc ở mọi vị trí trên khuôn mặt. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề nan giải không thể giải quyết. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng đắn và khoa học thì sớm muộn gì cũng đánh bay được những nốt mụn phiền toái này.
Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được phương pháp trị mụn hiệu quả nhất cho mình để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, tươi trẻ.
Bình luận