Ý nghĩa ngày đưa ông Táo về trời 23/12 âm lịch

Văn hóa cúng ông Táo là một phong tục mang ý nghĩa đẹp. Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 ghi hằn trong tiềm thức nhiều thế hệ, cho tới nay vẫn là truyền thống hàng năm của mỗi nhà. Vậy phong tục khác như thế nào giữa các miền? Hãy tham khảo thông tin đề cập dưới đây.

Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 âm lịch

Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 âm lịch
Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 âm lịch

Theo truyền kỳ truyền miệng trong dân gian Việt, Táo Quân đi ra từ sự tích Trung Hoa gồm ba vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình. Đến với Việt Nam, giai thoại này mang thêm màu sắc nước Việt, ba vị thần bếp trở thành táo ông, táo bà.

Quan niệm tín ngưỡng cho rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm được định là ngày Táo Quân về trời để tấu với Ngọc Hoàng những chuyện dưới trần mà họ nhận lệnh cai quản. Chính vì vậy, dân ta thường soạn lễ rất thịnh vào ngày các vị về chầu. 

Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 là như thế nào? Việc cúng thờ vị thần bếp ở mỗi nhà là truyền thống văn hóa có từ lâu đời của dân tộc ta. Lòng tín ngưỡng ở đây xuất phát từ ước nguyện về một cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc.

Việc thờ cúng Táo Quân cũng được xem như một cách thức đề cao vị trí căn bếp trong gia đình. Bếp lửa có ấm áp, thiêng liêng thì hạnh phúc gia đình mới toàn vẹn, thân thiết. Cung kính vị thần bếp chính là cách coi trọng căn bếp của mỗi nhà.

Cuối cùng, với ý nghĩa cai quản cũng như quyết định phước lộc cho từng gia đình, thờ cúng ông Táo chính là lời nhắc nhở hàng năm về đạo lý làm người. Bao giờ cũng phải sống có quy chuẩn, sống tốt bởi con mắt bốn phương của thần linh đã, đang và sẽ luôn nhìn thấy.

Phong tục khác nhau như thế nào giữa các miền 

1. Phong tục cúng ông Táo ở miền Bắc

Quan niệm miền Bắc cho rằng, chính ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm Táo Quân lên đường về trời chầu tấu. Chính vì vậy, người Bắc sẽ chuẩn bị cho việc thờ cúng từ ngày 20 tháng Chạp cho tới khoảng giữa trưa 23. Đặc trưng hương vị miền Bắc trong khoảng thời gian này chính là lễ vật cúng. 

Hầu như mỗi nhà đều lựa chọn cá chép làm “phương tiện” tiễn đưa ông Táo như một lời hẹn ước ngầm của tập tục. Cá chép sống được lựa chọn cẩn thận trước khi đặt lên bàn cúng. Sau khi mọi nghi lễ đã hoàn tất, chúng được phóng sinh trở về với ao hồ để đảm đương nhiệm vụ “hóa rồng” cõng Táo Quân về tới trời. 

Phong tục khác như thế nào giữa các miền đối với mâm cúng ông Táo? Một lễ vật hiếm khi thiếu trên bàn cúng ông táo của người miền Bắc là bộ áo mũ bằng giấy. Cùng với đó là thức xôi, chè đầy đặn làm thành một mâm cúng thể hiện thành ý kính viếng chuyến đi của bề trên. 

Vị trí đặt bàn cúng tọa ở trong bếp mỗi nhà. Sau khi thực hiện đủ nghi lễ theo quan niệm, gia đình tiến hành dọn dẹp bàn thờ, sửa soạn nhang hương để bắt đầu đón chào năm mới. 

2. Phong tục cúng ông Táo ở miền Trung

Tục cúng Táo của người miền Trung được nhìn nhận là công phu hơn những người miền khác. Lễ vật miền Trung nhất thiết phải có một con ngựa giấy đi kèm với vàng mã và rất nhiều vật lễ. 

Thời điểm dâng cúng thường là tối ngày cuối tháng, đầu tháng và giữa tháng. Bàn thờ những ngày này được lau dọn sạch sẽ, đầy đủ vật lễ và nhang hương. Thời điểm không cúng, họ giữ cho bếp luôn ấm bằng cách thổi một ngọn đèn dầu trong phòng. 

Việc khấn hương Táo Quân của người miền Trung bắt đầu bằng quy trình dọn dẹp nơi thờ cúng và chuẩn bị lễ vật. Trưa 23 tháng Chạp, sau khi tiến hành cúng, họ tiễn đưa ông Táo bằng tượng tới ngã ba đường. Sau đó, họ khấn vái xin phép ông trời đưa tượng mới về nhà thờ cúng. 

3. Phong tục cúng ông Táo ở miền Nam

Trước đây, người miền Nam quan niệm thời điểm Táo Quân về chầu tốt nhất là khi mặt trời đã lặn. Do đó, họ luôn tiến hành lễ cúng vào buổi tối trước lúc nửa đêm. Khi đó, bàn bếp đã hoàn toàn yên vị, các vị thần bếp vì vậy mà yên tâm lên trời.

Ngày nay, sự giao thoa tập tục giữa ba miền đã đổi mới tư tưởng của người miền Nam. Họ bắt đầu làm lễ cúng vào ban ngày ngay tại bếp, mâm cỗ cúng linh hoạt thay đổi theo từng địa phương sống.

Nếu bạn thắc mắc trong việc cúng lễ Táo Quân, phong tục khác như thế nào giữa các miền? Thì một trong những đặc trưng nổi bật cho tới giờ của mâm cúng Táo miền Nam là chè trôi nước, kẹo mè đen, nước nhỏ và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Bộ hình nộm này in hình cò và ngựa, được dùng để hóa tro ở bước cuối cùng. Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị thêm quần áo giấy cho các Táo. Nếu đầy đủ hơn, mâm cúng sẽ có thêm một ít xôi chè do người nhà tự nấu. 

Ý nghĩa của ngày đưa ông Táo 23/12 được ghi nhận qua nhiều thế hệ , là một truyền thống văn hóa đẹp của người dân ta. Với câu hỏi “ Phong tục khác như thế nào giữa các miền”, bài viết trên đây là câu trả lời dành cho những ai thắc mắc về tục cúng ông Táo. 

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận