Cách làm chè trôi nước – món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam

Chè trôi nước là cái tên không còn xa lạ với bất cứ người dân Việt Nam nào. Chúng có mặt trong đời sống và văn hóa từ lâu đời. Đặc biệt, cứ đến tết Hàn Thực hàng năm mọi gia đình đều quây quần bên nhau. Dâng lên tổ tiên món chè trôi nước ngon nhất để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Vậy, món chè trôi nước có ý nghĩa gì? Cách chế biến ra sao? Cùng VietReview tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Ý nghĩa đặc biệt của món chè trôi nước

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng nguồn gốc của bánh trôi nước lại không xuất phát từ đấy. Tại Việt Nam, tết Hàn Thực người dân vẫn sử dụng lửa để nấu ăn. Tuy nhiên, hễ cứ đến dịp này. Người Việt đều quây quần bên nhau làm chè trôi nước. Sau đó. dâng lên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Đồng thời, hy vọng gia đình luôn được đoàn tụ và sum vầy.

Ý nghĩa đặc biệt của món chè trôi nước
Ý nghĩa đặc biệt của món chè trôi nước

Chè thường được ăn nguội, có vị ngọt và mát, tượng trưng cho tấm lòng của con cháu. Đồng thời, chè còn được nặn thành hình tròn, xếp đều cạnh nhau mang ý nghĩa sâu sắc. Tượng trưng cho hình ảnh mẹ u cơ sinh ra bọc trăm trứng, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Chè trôi nước được làm từ những nguyên liệu chính : Bột gạo và đậu xanh. Hai sản vật này chính là viên ngọc quý của nền nông nghiệp Việt Nam. Món chè trôi nước được làm ra mang theo biết bao hy vọng của một mùa màng bội thu. Bởi ý nghĩa thiêng liêng này, mà bất cứ người dân Việt nào cũng đều nhớ và yêu thích món ăn này.

2. Cách làm chè trôi nước đơn giản

Ngày nay, sáng tạo của con người ngày càng cao. Thế nên món chè trôi nước đã được biến hóa không ít. Tuy nhiên, hương vị chè trôi nước truyền thống vẫn luôn được ghi lại dấu ấn đặc biệt. Hãy bỏ túi ngay bí quyết cho món chè truyền thống này nhé!

Cách chế biến món chè trôi nước  đơn giản
Cách chế biến món chè trôi nước đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để có một món chè trôi nước ngon thì không thể thiếu bột gạo. Muốn có được viên trôi nước có độ mềm, dẻo thì đặc biệt phải có sự góp mặt của bột gạo nếp và bột gạo tẻ. Và không thể thiếu, đậu xanh bỏ vỏ, đường, nước cốt dừa, gừng, bột năng và vừng rang. Những nguyên liệu này khá dễ tìm, bạn có thể mua chúng tại các siêu thị, chợ… Nếu không có thời gian xay bột, bạn có thể mua sẵn nhé!

Công đoạn chế biến chè trôi nước

Chè trôi nước là một món chè đòi hỏi sự phức tạp và cầu kỳ. Chế biến chè khá mất thời gian, nhưng công đoạn lại thật ý nghĩa. Đây là dịp đặc biệt để gia đình quây quần bên nhau.

Bước 1: Xay gạo 

Nếu không có bột nhào sẵn, thì bạn phải xay bột bằng tay. Gạo chuẩn phải là gạo nếp cái hoa vàng lừng danh. Như vậy mới có độ thơm và dẻo đặc trưng được. Công đoạn xay gạo nấu chè chiếm rất nhiều thời gian và công sức.

Nó kéo dài hơn 1 tiếng. Sau đó, phải để một ngày mới có thể bắt tay vào làm được. Bột để ráo phải đạt độ dẻo nhất định, không được khô cũng không được nhão quá. Tiếp theo, bạn chia bột thành nhiều phần nhỏ, lăn tròn và cán mỏng để tạo vỏ.

Bước 2: Chuẩn bị nhân

Nhân đậu xanh đánh mịn cho món chè trôi nước
Nhân đậu xanh đánh mịn cho món chè trôi nước

Đậu xanh bỏ vỏ dùng để làm nhân bánh trôi nước. Sau khi mua đậu xanh về, bạn ngâm chúng qua nước ấm khoảng 4- 5 tiếng. Rồi cho một ít nước vào nấu chín cùng nước cốt dừa và tán mịn. Trong thời gian chờ đợi, bạn phi thơm đầu hành lá, rồi cho đậu vào xào cùng. Nêm thêm một ít muối cho có vị đậm đà nhé!

Bước 3: Nặn chè trôi nước

Lúc này, bạn chỉ cần đặt đường vào tâm của bột đã chuẩn bị sẵn từ trước rồi gói lại. Món chè trôi nước có hấp dẫn thị giác hay không là nhờ công đoạn này. Cho đến, hãy thật cẩn thận nhé!

Nước để luộc trôi nước phải là nước thật sôi. Sau đó, bạn hãy nhẹ nhàng thả viên chè vào nồi. Khi chín chúng sẽ nổi lên mặt nước. Vớt ra và để trong nước lạnh để viên chè được tròn và trôi hết bọt nhé!

Bước 4: Nấu nước đường

Sẽ không được gọi là món chè trôi nước khi thiếu mất nước dùng. Nước dùng ở đây đặc biệt có mùi thơm của gừng, ngọt thanh của đường. Công đoạn này khá đơn giản, bạn chỉ cần nấu một nồi nước sôi sau đó cho đường và gừng sao cho vừa miệng. Sau đó, thả những viên trôi nước đã luộc vào là hoàn thành công đoạn này.

Bước 5: Nấu nước cốt dừa

Sẽ là một thiếu sót nếu bạn bỏ qua nước cốt dừa. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp nước cốt dừa và đường đun sôi. Trong thời gian chờ đợi, bạn pha bột năng với một ít nước, chờ cốt dừa sôi rồi đổ vào. Lúc này, bạn sẽ có một hỗn hợp sền sệt.

Món chè trôi nước cổ truyền
Món chè trôi nước cổ truyền

Chỉ cần bỏ ra bát và rắc ít vừng là có thể thưởng thức được rồi đấy. Một món chè đạt chuẩn sẽ có mùi thơm của gừng và nước cốt dừa. Cũng như vị ngọt thanh, có chút đậm đà của đậu xanh , béo ngậy và bùi sẽ khiến bạn thổn thức mất thôi! Hãy bắt tay ngay vào việc nấu món chè trôi nước này cho gia đình bạn thôi nào!

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận