Cách làm tắc ngâm đường giảm ho hiệu quả nhất

Cách làm tắc ngâm đường khá đơn giản với những nguyên liệu phổ thông dễ tìm. Tắc ngâm được là một món ăn được yêu thích. Vị chua chua của tắc giúp giải tỏa cơn khát vào những ngày hè nóng nực. Không chỉ dừng lại ở đó, món tắc ngâm đường còn là giải pháp trị dứt điểm những cơn ho kéo dài. Phương pháp trị bệnh dân gian này đã được dùng từ lâu đời và chưa bao giờ mất đi hiệu quả của nó.

Công dụng của tắc (quất) đối với sức khỏe

Quả quất (tắc)
Quả quất (tắc)

Vitamin C có rất nhiều trong thành phần của tắc. Cùng với các chất xơ sẵn có nên người ta thường dùng nước uống trà tắc vào những ngày nắng nóng. Trà tắc giúp thanh nhiệt, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh đặc biệt là vào mùa hè. 

Từ xa xưa, tắc ngâm đường đã được coi là “thần dược” trong việc trị ho, long đờm, chữa đau họng. Ngoài ra, hương thơm từ vỏ tắc có tác dụng an thần rất tốt. 

Cách làm tắc ngâm đường lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh việc ngâm tắc cùng với đường phèn dùng dần, người ta còn dùng đường hấp cách thủy với tắc. Cũng mang đến tác dụng trị ho hiệu quả. 

Cách làm tắc ngâm đường trị ho

Cách làm tắc ngâm đường
Cách làm tắc ngâm đường

Trước khi bắt tay và thực hiện từng bước trong cách làm tắc ngâm đường, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Tắc (quất) tươi: 500gr
  • Đường phèn: 350gr
  • Lọ đựng tắc

Khi chọn tắc, bạn nên tránh những quả bị dập để món ăn của mình được thơm ngon hơn. Bạn nên chọn những quả tắc già, ngả sang màu chín vàng sẽ giúp cho cách làm tắc ngâm đường của bạn hấp dẫn hơn rất nhiều đấy. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hãy bắt tay ngay vào thực hiện món ăn này nhé!

Bước 1: Chế biến nguyên liệu

Ngâm tắc
Ngâm tắc

Đây là bước quan trọng và bạn phải thật cẩn trọng trong từng khâu sơ chế nguyên liệu. Do khi ngâm, chúng ta sẽ tiến hành ngâm quất cả vỏ nên nếu không cẩn thận, món tắc ngâm đường sẽ rất dễ bị đắng. 

Kiểm tra một lần nữa những trái tắc sau khi được mua về, loại bỏ những quả dập, kém chất lượng. Sau đó mang đi rửa sạch, để ráo. Bạn ngâm tắc cùng với nước muối trong khoảng từ 15-20 phút. Nước muối sẽ lọc sạch bụi bẩn còn bám trên tắc. Đồng thời sẽ làm giảm đi vị the đắng của vỏ quất, cách làm tắc ngâm đường sẽ hiệu quả hơn. 

Dùng dao cắt tắc thành lát mỏng hoặc thành từng múi dày tùy vào sở thích sử dụng. Việc này giúp cho đường sau này khi ngâm sẽ thấm đều vào từng lát nhỏ của tắc. Một số người sẽ loại bỏ phần hạt ra, nhưng có một số người khác vẫn giữ nguyên phần hạt tắc này. Đều không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. 

Bước 2: Chưng tắc

Bắc chảo lên bếp, bạn trút phần đường phèn đã chuẩn bị vào đun trước. Đảo đều cho đường chảy ra, lưu ý là nên để lửa nhỏ vừa phải. Lửa to quá sẽ khiến đường dễ bị cháy khét, sẽ không an toàn cho sức khỏe của người dùng. 

Khi đường nóng chảy đều trên chảo, cho tắc vào chưng cùng. Đảo đều tay để đường ngấm đều vào ruột tắc. Chưng tắc trong khoảng 40 phút là được. Khi tắc chuyển sang màu vàng mật ong, nước đường và tắc keo dính lại vào với nhau thì tắt bếp. 

Bước 3: Ngâm tắc

Đổ hỗn hợp vừa chưng ở trên vào lọ đựng tắc, có thể dùng luôn được. Hoặc đậy nắp lại và dùng dần khi cần. Bạn nên sử dụng loại bình thủy tinh để ngâm trong cách làm tắc ngâm đường này. Bình thủy tình sẽ đảm bảo vệ sinh cũng như hạn chế hóa chất độc hại như bình nhựa. 

Nếu dùng bình nhựa, hãy lựa chọn những chất liệu nhựa an toàn để đảm bảo chất lượng cách làm tắc ngâm đường. 

Ngoài cách làm tắc ngâm đường như trên, người ta còn dùng tắc ngâm cùng với mật ong hoặc làm siro tắc cũng rất ngon. Dù với cách làm như thế nào thì vẫn cần đảm bảo nguyên giá trị dinh dưỡng mà tắc mang lại.

Lưu ý khi sử dụng tắc ngâm đường

Lưu ý khi sử dụng tắc ngâm đường
Lưu ý khi sử dụng tắc ngâm đường

Không ai có thể phủ nhận được công dụng hữu ích mà cách làm tắc ngâm đường mang lại. Bên cạnh việc trị ho, giải nhiệt, tắc ngâm đường còn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa. Có hiệu quả hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da. Nhưng không phải lúc nào hay ai cũng có thể sử dụng được cách làm tắc ngâm đường. 

Hãy cùng điểm qua một vài điểm cần lưu ý khi dùng:

  • Không nên dùng tắc khi đói, vì tắc có tính chua. Nhất là khi cơ thể bạn đang đói. các axit hữu cơ sẽ gây ra kích thích vào niêm mạc dạ dày. Gây ra sự khó chịu, tổn hại đến dạ dày của bạn.
  • Tắc ngâm đường sẽ cản trở quá trình làm việc của dạ dày khi no. Vì vậy mà nên tránh sử dụng cách làm tắc ngâm đường sau khi ăn xong. 
  • Tắc không được khuyến nghị sử dụng trong trường hợp người mắc các bệnh như sỏi thận, loét dạ dày, mất ngủ, táo bón…
  • Đối với những người bị tiểu đường, nên lưu ý sử dụng tắc ngâm đường với lượng nhỏ, vừa phải 

Cách làm tắc ngâm đường là bài thuốc trị ho hiệu quả được ông cha truyền lại từ xa xưa. Tận dụng những giá trị dinh dưỡng vốn có, kết hợp cùng với những nguyên liệu dễ tìm. Tắc ngâm đường, tắc ngâm mật ong, trà tắc… vừa giúp thanh nhiệt cơ thể lại có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. 

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Gợi ý cho bạn

Cách làm siro nho thơm ngon nguyên chất

Cách làm siro nho thơm ngon nguyên chất

Nho có rất nhiều công dụng khác nhau từ cung cấp dưỡng chất làm đẹp da, tốt cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu,… Một trong những thức uống làm từ nho giữ được hương vị thơm ngon chính

Bình luận

Bình luận

shares