Không khí ô nhiễm và bụi bẩn tiềm ẩn bên ngoài môi trường là nguyên nhân chính gây nên bệnh bụi phổi. Việc nhận biết cũng như nắm rõ các phương pháp điều trị lẫn phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết. Cùng đọc tiếp bài viết sau đây để có được những thông tin quan trọng về chủ đề này nhé!
Bệnh bụi phổi là gì? Dấu hiệu bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi có tên tiếng Anh là Pneumoconiosis. Đây là một dạng bệnh lý xuất hiện khi phổi bị tổn thương do hít phải một số loại bụi. Lúc đó, trong phổi sẽ chứa một lượng lớn bụi bẩn tích tụ lâu năm. Từ đó, chúng sẽ tiến triển thành bệnh.
Tùy vào các tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ thì bệnh bụi phổi sẽ có các triệu chứng khác nhau. Một số trường hợp người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng, một số người thì có triệu chứng chuyển biến từ mức độ nhẹ đến nặng. Vài triệu chứng thường gặp ở dạng bệnh lý này là:
- Ho khan, ho khạc đờm đen
- Ho ra máu vào buổi sáng
- Thường xuyên có cảm giác đau nhói ở ngực hoặc bị tức ngực
- Thường xuyên có triệu chứng khó thở hoặc hụt hơi
Bệnh bụi phổi có chữa được không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh bụi phổi. Nguyên nhân là do khi hiện tượng xơ hóa phổi đã hình thành sẽ chỉ có diễn tiến chứ không thể lùi được. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có thể biến chứng thành những bệnh khác như lao phổi hoặc ung thư phổi.
Ở thời điểm hiện tại, các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là rửa phổi, dùng kháng sinh, thở oxy… Mục đích của các phương pháp này chính là để kiểm soát triệu chứng bệnh lý và ngăn ngừa bệnh tiến triển quá nhanh. Từ đó sẽ ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm có thể gây hại đến tính mạng người bệnh.
Cách phòng tránh bệnh bụi phổi để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hại
Chính vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh bụi phổi nên việc nắm rõ các phương pháp ngăn ngừa là vô cùng cần thiết. Bạn có thể thực hiện một số các phòng tránh sau đây:
- Tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn từ Bộ Y tế
- Đeo khẩu trang đúng cách khi ở nơi công cộng, đông người
- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
- Hạn chế hút thuốc lá
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ đầy đủ nếu tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn
- Sử dụng các loại máy lọc không khí để có môi trường sống trong lành và sạch sẽ cho bản thân và gia đình
Kết luận
Bài viết trên đã giải thích chi tiết về các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng từ bệnh bụi phổi. Hãy cẩn thận phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Bình luận