Cách làm cóc ngâm chuẩn vị chua ngọt

Hương vị chua ngọt, thơm ngon quyến rũ là một trong những điểm thu hút các cây ăn hàng chính hiệu của món cóc ngâm. Món này được bán đầy rẫy ở ngoài đường nhưng chúng ta không thể đảm bảo về mức độ an toàn thực phẩm của chúng. Hãy học cách làm cóc ngâm đơn giản mà vệ sinh, chuẩn vị ngay tại căn bếp của mình.

Nguyên liệu làm cóc ngâm

Để có được món cóc ngâm hay còn gọi là cóc dầm chuẩn hương vị mùa hè, chị em cần chuẩn bị cho gian bếp của mình những nguyên liệu cơ bản như sau:

  • 1 kg cóc tươi. Lưu ý: nên chọn những trái cóc vừa tươi vừa non, vỏ màu xanh đậm và đều nhau, có thể tăng lượng cóc và các nguyên liệu tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
  • 150g đường trắng
  • 2 muỗng canh nước mắm nguyên chất.
  • 2 muỗng café muối trắng.
  • 2 thìa bột ớt.
  • 5 trái ớt sừng – gia giảm tùy theo khẩu vị của gia đình
  • Các dụng cụ cần thiết: hũ thủy tinh, dao, muỗng.

Cách làm cóc ngâm ngon chuẩn vị

Các bước làm cóc ngâm tuy đơn giản nhưng cũng yêu cầu chị em phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết để đảm bảo hương vị món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi mua cóc về, chị em cần gọt sơ đi lớp vỏ mỏng bên ngoài để vừa vệ sinh mà vẫn giữ được vị chua thơm đặc trưng của trái cóc. Bỏ tất cả có đã gọt vào ngâm cùng nước muối pha loãng trong thời gian khoảng 20-30 phút.

Sơ chế cóc để chuẩn bị ngâm
Sơ chế cóc để chuẩn bị ngâm

Việc ngâm cóc với nước muối vừa giúp cóc có vị đậm hơn vừa loại bỏ sạch nhớt có trong quả cóc. Đây là một trong những bí kíp mà chị em nên bỏ túi ngay lập tức. Sau khi ngâm xong, chúng ta sẽ chẻ đôi hoặc cắt quả có thành nhiều hình dạng khác nhau phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.

Rửa sạch cóc để ráo nước đồng thời sơ chế các nguyên liệu còn lại . Ớt rửa sạch, bỏ cuống và hạt, thái lát mỏng và để riêng trong chén nhỏ.

Bước 2: Chế biến hỗn hợp ngâm cóc chua ngọt

Hòa tan 150g đường vào 300ml nước lọc đã chuẩn bị sẵn, sau đó đun sôi dung dịch nước đường trên bếp với lửa nhỏ. Trong quá trình đun phải khuấy đều tay, đợi đến khi vừa sôi là có thể tắt bếp.

Chờ dung dịch nước đường nguội lại thì pha thêm vào đó 2 muỗng canh nước nắm cùng với 2 muỗng café bột ớt, cho thêm ớt đã cắt mỏng vào và gia giảm độ cay tùy theo khẩu vị của mình.

Bước 3: Tiến hành ngâm cóc

Chúng ta cần chuẩn bị một hũ thủy tinh đã được rửa sạch và lau khô để ngâm cóc. Xếp cóc vào hũ thủy tinh, nên xếp gọn gàng để đựng được nhiều cóc nhất có thể. Sau đó đổ hỗn hợp nước ngâm cóc vừa được pha chế vào trong hũ.

Tiến hành ngâm cóc trong hũ thủy tinh
Tiến hành ngâm cóc trong hũ thủy tinh

Chú ý: Lượng hỗn hợp ngâm cóc được đổ vào trong hũ phải đảm bảo ngập đầy cóc. Nắp hũ thủy tinh cần được đậy kín vào bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp (nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời dễ làm cóc bị chua lên men).

Với cách làm cóc ngâm chua ngọt thì chỉ cần đợi sau 1 ngày là bạn đã có thể lấy ra và thưởng thức ngay lập tức. Nếu muốn để dành ăn dần thì tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong thời gian 7-10 ngày.

Những yêu cầu cơ bản trong cách làm cóc ngâm

Với cách làm cóc ngâm chua ngọt này thì sau khi hoàn thành, miếng cóc không những phải giữ được độ tươi giòn mà còn phải có đầy đủ những hương vị cay, chua, ngọt, mặn,…một cách nhẹ nhàng, không quá hắc để món ăn thêm phần hấp dẫn.

Món cóc ngâm cần có đầy đủ các hương vị
Món cóc ngâm cần có đầy đủ các hương vị

Cóc ngâm chua ngọt khi ăn kèm với muối Tây Ninh sẽ làm bật hương thơm của cóc cũng như đậm đà và phù hợp nhất. Trong trường hợp bạn thấy nước ngâm không có vị thơm, bị lên mặt, vó nước váng nổi lên thì nên xem xét lại quy trình làm của mình.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thì đây cũng là một món ăn rất tốt cho cả mẹ và bé. Trong trái cóc chứa rất nhiều chất xơ, có thể đáp ứng lên tới 23% lượng chất xơ cần thiết của cơ thể. Ăn cóc ngâm mỗi ngày còn giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tim.

Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn chỉ nên ăn với liều lượng nhất định và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác để em bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất ở trong bụng mẹ.

Ăn cóc ngâm mỗi ngày tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Ăn cóc ngâm mỗi ngày tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Nếu không thích ăn cóc, cùng với hỗn hợp ngâm trên chị em cũng có thể tiến hành ngâm các loại trái cây có vị chua khác như xoài non, cà na, chùm ruột,… Với cách thực hiện tương tự như trên, chị em tha hồ có món ăn vặt tại nhà mà không cần lo lắng về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là tất cả thông tin cũng như cách làm cóc ngâm đúng chuẩn nhất mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng các chị em đã bỏ túi thêm cho mình được một món ăn vặt hấp dẫn và có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại gian bếp của mình.

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận