Cách làm nước màu đơn giản không bị đắng

Nước màu là tên gọi khác của nước hàng, ở miền Bắc mọi người hay gọi là kẹo đắng. Đó chính là thứ gia vị được đông đảo người Việt tự chế biến để thêm vào món ăn nhất là các món kho. Vậy cách làm nước màu như thế nào để thơm ngon và không bị đắng?

Món thịt kho ngon khó cưỡng khi kết hợp với nước màu
Món thịt kho ngon khó cưỡng khi kết hợp với nước màu

Việc tạo màu cho món ăn không kém phần quan trọng đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ, nó giúp kích thích vị giác khiến món ăn trở nên cực kỳ hấp dẫn . Hãy cùng tìm hiểu một số cách để làm nước màu đơn giản, thơm ngon, không hề bị đắng lại đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

Hai cách làm nước màu với những nguyên liệu đơn giản

Có nhiều cách để làm nước màu đơn giản và thời gian chế biến nhanh chóng. Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn bạn hai cách làm cùng những nguyên liệu luôn có sẵn ở căn bếp yêu thương của bạn.

Sử dụng đường trắng hoặc đường vàng

Với cách làm truyền thống này, nguyên liệu chính là đường và thêm một chút nước lọc ở tỷ lệ 1:1 là thích hợp nhất .

Trộn đường cùng nước lọc thành hỗn hợp sệt rồi dùng chảo bắc lên bếp. Đun lửa vừa cho đến khi thấy bắt đầu chuyển màu thì hạ nhỏ lửa lại. Đun tiếp cho đến khi nhìn thấy màu cánh gián ưng ý thì hoà thêm vừa đủ lượng nước lạnh cho màu lỏng ra và nghiêng lắc chảo để hỗn hợp trở nên đồng nhất.

Thành phẩm để nguội cho vào hủ thuỷ tinh để dùng mỗi khi nấu ăn và bảo quản được lâu hơn. Và nên nhớ chỉ nếm khi nước màu đã nguội để tránh gây bỏng lưỡi do sau khi tắt bếp vẫn còn rất nóng.

Đúng chuẩn màu nước hàng là màu đỏ đen, khi nếm có vị đắng nhẹ ở đầu lưỡi nhưng hậu ngọt. Có lẽ vì thế mà cái tên ‘’kẹo đắng’’ được xuất phát từ đây.

Bạn có thể dùng đường trắng, đường vàng hoặc có thể sử dụng đường thốt nốt. Tuỳ vào sở thích cá nhận hay từng gia đình mà chọn loại phù hợp. Mỗi nguyên liệu sẽ đem lại hương vị đặc trưng khác nhau nhưng đều giúp món ăn trở nên trông hấp dẫn, bắt mắt hơn.

Sử dụng dừa tươi để thắng nước màu

Nước hàng dừa (nước màu dừa) đã có từ rất lâu, nguồn gốc xuất phát ở Tỉnh Bến Tre. Nơi đây là thủ phủ dừa với những vườn dừa bạt ngàn, mênh mông. Nước màu dừa cũng trở thành đặc sản của người dân miền quê này và hầu hết người Việt chúng ta đều ưa chuộng loại nước màu này.

Loại bỏ cặn dừa và bụi vỏ dừa
Loại bỏ cặn dừa và bụi vỏ dừa

Cách làm nước màu dừa ưu điểm khá đơn giản vì nguyên liệu duy nhất chuẩn bị chỉ là 2 trái dừa tươi. Nhược điểm là đòi hỏi thời gian lâu vì phải đun lửa nhỏ, do đó nếu không kiên trì thì khả năng thất bại là rất cao.

Nước dừa sau khi đã được lấy ra thì nên lọc qua cái ray hoặc tốt nhất là vải mùng để loại bỏ cặn dừa.

Phương pháp chính của cách làm này là nấu cô đặc nước dừa tươi nguyên chất 100%. Đúng chuẩn khi không được pha thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác như thêm nước, đường, mật mía,… hay kể cả việc sử dụng chất bảo quản, các hoá chât khác.

Kế đến, đổ lượng nước dừa đã lọc vào nồi hoặc chảo và đun lên với lửa nhỏ. Khi thấy lượng nước dừa đã cạn khoảng 1/3 hoặc gần một nửa thể tích ban đầu và màu cũng đã ngả vàng thì vẫn đun tiếp cho tới khi có độ sền sệt, màu đậm như màu caramel lại là được.

Cuối cùng, hãy để nguội và bỏ vào chai lọ, thuỷ tinh dùng dần. Có thể bỏ vào tủ lạnh ngăn mát để thời gian sử dụng được lâu hơn.

Một số lưu ý về cách làm nước màu để không bị đắng, an toàn cho sức khoẻ

Quan trọng nhất khi tạo nước màu là đừng để bị đắng. Đắng ở đây là cái đắng khét và độc. Nước màu bị đắng là coi như không thành công, tốt nhất nên chấp nhận bỏ đi để làm lại cái mới, tránh dùng gây nguy hại cho sức khoẻ.

Canh lửa và quan sát màu đường
Canh lửa và quan sát màu đường

Phía dưới đây là những lưu ý nấu nước màu đúng cách:

  • Khi làm nước màu bằng dừa tươi để có được màu đẹp thì phải kiên nhẫn. Đừng muốn nhanh mà bật lửa to sẽ mau bốc khói sinh ra khí carbon gây độc và màu trở nên đen kịt.
  • Tuyệt đối không lơ đễnh, cần chú tâm quan sát để theo dõi tiến trình chuyển màu, kịp hạ lửa đúng thời điểm và nhấc ra khỏi bếp. Do độ nóng vẫn còn trên bếp thì màu sẽ vẫn tiếp tục chuyển hoá.
  • Khi thắng màu bằng đường dễ bị đông hay còn gọi là ‘’lại đường’’, lúc nấu nhớ đảo đều tay đến khi thấy đường tan chảy và sôi lên thì vắt một ít nước cốt chanh hoặc chút giấm.

Nước màu phải đẹp và không bị đắng sẽ là một yếu tố quan trọng khiến cho các món kho thêm cuốn hút và ngon đúng điệu. Đúng với câu nói ‘’Nấu ăn là một nghệ thuật’’. Cách làm nước màu sẽ phải đòi hỏi ở bạn một sự tỉ mỉ, cẩn trọng, chính xác trong từng thời điểm.

Xem thêm:

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Bình luận

Bình luận