Khi nho được lên men, rượu nho không chỉ là loại đồ uống ngon miệng mà còn là vị thuốc tẩm bổ sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh như ung thư, xương khớp. Bài viết dưới dây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm rượu nho đơn giản.
Nho là một loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng. Trong mỗi trái nho có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, các loại đường đơn giản cung cấp năng lượng tức thời và chất chống oxy hóa chống viêm.
Lợi ích của rượu nho
Không chỉ quả nho tươi mới có giá trị dinh dưỡng cao, rượu nho cũng có nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Và dưới dây là các lí do tại sao trong các bữa tiệc long trọng, người ta luôn dùng rượu nho như một món khai vị.
Tác dụng của rượu nho trong việc phòng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần tự nhiên có trong rượu nho nguyên chất có thể giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn cản các yếu tố nguy cơ bất lợi cho sức khỏe, do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra.
Hợp chất resveratol có nhiều trong rượu vang đỏ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Chất chống ôxy hóa flavonoid trong rượu nho có tác dụng kích hoạt enzym, làm chậm quá trình lão hóa. Được biết, chất này trong rượu nho đỏ cao gấp 15-20 lần so với hoa quả.
Rượu nho có tác dụng chống béo phì
Trong rượu nho có hợp chất resveratol có thể làm giảm lượng tế bào chất béo trong cơ thể. Hợp chất này đã khiến cho các preadipocytes phát triển không bình thường, ngăn chúng biến thành các tế bào mỡ hoàn thiện và ngăn chặn sự tích lũy chất béo trong cơ thể.
Hơn thế nữa, chất này còn làm giảm sự tiết ra cytokin – một chất điều chỉnh sự phản ứng của hệ miễn dịch và liên quan đến sự phát triển của bệnh béo phì và tiểu đường.
Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần uống 2 ly rượu nho nguyên chất là bạn đã có thể đốt được 20-30% lượng calo, giảm được nguy cơ béo phì rồi đấy.
Rượu nho có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư
Công trình nghiên cứu của một trường Đại học ở Tây Ban Nha giúp ta nhận ra rằng, trong rượu vang đỏ có chất tannins và resveratol có tác dụng phòng ngừa ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến.
Được biết, tannins hoạt động như một tác nhân nhằm chống ôxy hóa, nó “càn quét” các hạt cơ bản vốn có hại cho tế bào. Trong khi đó resveratol có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
Rượu nho có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và đột quỵ
Trong rượu nho nguyên chất có các thành phần polyphenol có thể ức chế quá trình tổng hợp một loại protein liên quan tới bệnh tim mạch.
Điều này cũng giải thích vì sao người Pháp thường xuyên sử dụng cách làm rượu nho đỏ và tỷ lệ mắc bệnh tim của người Pháp rất thấp, mặc dù chế độ ăn uống của họ cũng giàu chất béo lão hóa.
Nếu mỗi bữa ăn uống thêm 1-2 ly rượu nho đỏ sẽ rất có ích cho tim mạch và kích thích ăn uống.
Ngoài ra, rượu nho có thể hoạt huyết tiêu đi các vết bầm tụ, xóa mệt mỏi, thả lỏng cơ thể, giúp kích thích thần kinh hệ miễn dịch, có tác dụng giảm nhẹ lão hóa ở hệ sinh dục ở nam giới.
Đối với phụ nữ, rượu nho có tác dụng làm đẹp dưỡng da. Rượu nho nhờ việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm mất đi các gốc acid tự do làm da của phụ nữ mềm mại, có sức sống….
Hai cách làm rượu nho đơn giản tại nhà, tốt cho sức khỏe
Dưới đây là 2 cách làm rượu nho tại nhà đơn giản mà VietReview muốn chia sẻ đến bạn.
Cách làm rượu nho có đường
Nguyên liệu làm rượu nho có đường gồm:
- Nho tươi: 2kg (chú ý chọn nho tươi chín kỹ, không bị dập nát)
- Muối trắng: 100gr
- Đường cát: 0,8kg (Cho một chút đường để làm cho quá trình lên men được dễ dàng hơn )
- Bình thủy tươi hoặc bình gỗ (tuyệt đối không dùng bình nhựa)
Cách làm rượu nho có đường:
Bước 1: Rửa sạch nho, loại bỏ những trái đã dập nát, thối hoặc xanh. Bỏ luôn phần cuống và lá. Sau đó dùng dao tách từng quả một làm đôi, loại bỏ hạt nho. Công đoạn này khá mất thời gian nhưng sẽ giúp mùi vị của rượu nho thơm ngon hơn.
Bước 2: Rửa sạch bình thủy tinh (hoặc gỗ), để khô. Sau đó rải 1 lớp nho xuống đáy bình, tiếp tục 1 lớp đường lên trên, 1 lớp nho, 1 lớp đường… cứ như thế cho đến khi hết nguyên liệu. Lưu ý là lớp đường phải ở trên cùng.
Bước 3: Lấy 1 miếng nilong sạch để trên miệng nắp, đóng nắp bình thật chặt cất giữ ở những nơi thoáng mát, tránh kiến, sau bọ và ánh nắng mặt trời. Để từ 3 – 4 tháng là có thể dùng.
Cách làm rượu nho không đường
Nguyên liệu làm rượu nho không đường gồm:
- Nho tươi: 2kg
- Muối trắng: 100gr
- Rượu trắng (Có thể thay bằng rượu nếp cái hoa vàng)
- Bình gỗ hoặc thủy tinh để ngâm nho
Các bước làm rượu nho không đường:
Bước 1: Sơ chế nho
Nho rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng. Cắt bỏ cuống, lá, bỏ những quả hỏng
Bước 2: Tiến hành ngâm rượu nho không đường
Nho sau khi sơ chế sẽ được cho vào bình ngâm rượu theo tỉ lệ 1kg ngâm với 2-3 lít rượu trắng. Để phần rượu được thơm hơn, bạn có thể thay rượu trắng bằng rượu nếp cái hoa vàng.
Đối với cách lên men không đường, bạn cần thời gian lâu hơn từ 3-6 tháng để nho lên men quyện cùng vị rượu trắng. Nên ủ rượu nho ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để quá trình lên men được đảm bảo nhất.
Cách bảo quản rượu nho
- Tránh ánh nắng trực tiếp (sẽ làm rượu nho bị biến chất, bị hỏng)
- Để nơi khô ráo, thoáng mát
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Lưu ý khi sử dụng rượu nho:
- Trong rượu nho có hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường không nên dùng
- Tránh lạm dụng, uống rượu nho quá nhiều
- Rượu nho có tác dụng lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, nên những ai đang bị các bệnh liên quan đến tiêu chảy, bệnh tiểu nhạt thì không nên dùng.
Xem thêm:
Bình luận