Phong tục cúng thần tài xưa nay được coi là một trong nét văn hóa đẹp của người Việt. Với mong muốn sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc, buôn bán đắt hàng, suôn sẻ cho gia chủ. Vậy cách cúng Thần Tài hàng tháng đúng chuẩn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Cúng Thần Tài là gì?
Theo phong tục dân gian truyền lại thì “Thần Tài” là một vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình. Ông bị lạc xuống trần gian do một lần say rượu. Khi xuống trần gian, những nơi ông đi qua thì nơi đó hưởng được nhiều tài lộc, may mắn.
Vào ngày mùng 10 tháng giêng thì Thần Tài bay về trời và dân gian đã quyết định lấy ngày này là ngày vía Thần Tài. Kể từ đó cứ đến mùng 10 tháng giêng hằng năm, người dân lại mua vàng với mong muốn gặp được nhiều phúc lộc, sung túc cả năm.
Theo phong thủy thì bàn thờ Thần Tài luôn cúng hàng ngày sẽ luôn có cặp ông Thổ Địa và ông Thần Tài đi cùng nhau. Nhưng thực tế thì mỗi vị tượng trưng cho 5 vị thần khác nhau.
Hình tượng Thần Tài đại điện cho 5 vị gồm: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài, Hoàng Thần Tài (đóng vai trò quan trọng và chủ chốt.)
Thần Tài được người Việt biết đến với hình tượng vị thần có trang phục trang nghiêm, đầu đội mũ mão, tay cầm thỏi vàng lớn (kim ngân lượng).
Ông là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, phú quý, thuận lợi cho việc làm ăn kinh doanh. Vì thế, hàng ngày mọi nhà, công ty, doanh nghiệp, cửa hàng… đều cúng Thần Tài, Thổ Địa.
Hình tượng Thổ Địa đại điện cho 5 vị gồm: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Huỳnh Đế.
Thần Thổ Địa được biết đến với hình ảnh bụng phệ, tường người tròn trịa, ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt… mang dáng vẻ của sự yên bình, hạnh phúc, bình thản… Ông là biểu tượng của sự bảo vệ, che chở mọi người trong gia đình,…
Cách cúng thần tài đúng chuẩn như thế nào? Cúng ngày nào thì tốt nhất?
Cúng Thần Tài luôn là vấn đề khó khăn với gia đình lần đầu lập bàn thờ, thường thiếu kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đồ lễ.
Cúng thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng
Ngày cúng Thần Tài quan trọng nhất năm đó là ngày mùng 10 tháng giêng âm, đây còn được gọi là ngày vía Thần Tài.
Ngày này là lễ đón Thần Tài xuống hạ giới, để cám ơn Thần Tài đã phù hộ, bảo vệ, giữ gìn tiền bạc cho gia chủ và đồng thời cầu cho một năm mới làm ăn phát đạt.
Mọi người thường cúng những đồ cần thiết như 1 bình hoa, đèn, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua biển, 1 miếng thịt heo quay, 1 xấp tiền vàng mã, 1 đĩa mâm ngũ quả, 1 chai rượu.
Cúng thần Tài vào ngày mồng 10 hàng tháng
Vào mùng 10 âm hàng tháng thì mọi người thường cúng lễ chay như đèn, tiền vàng giấy, nước, hoa quả tươi như: chuối, cam, quýt, bưởi, lê…
Ngoài ra, gia chủ có thể cúng bàn thờ Thần Tài hàng ngày như sau:
- Đầu tiên, gia chủ chỉ cần đặt lên bàn thờ gồm : hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi (tùy mỗi gia chủ có thể bày thay thế bánh bằng kẹo). Tuy nhiên cũng cần lưu ý vào những điều sau để tránh thất lễ với các vị thần và đồng thời cũng mang lại sự linh thiêng cho việc thờ cúng.
- Thời gian đốt nhang tốt nhất là vào buổi sáng từ 6h – 7h và buổi chiều tối từ 18h – 19h.
- Trước khi đốt 5 cây nhang (mỗi lần) thì gia chủ nên thay nước trắng, thay hoa đầy đủ, sạch sẽ.
Cúng thần Tài vào ngày mồng một, ngày rằm
Nếu gia chủ không cúng được hàng ngày thì có thể cúng vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng cũng được. Và đồ lễ tương tự cách cúng thần tài hàng ngày.
Cách cúng thần tài bài trí bàn thờ cúng ông Địa Thần Tài
Bàn thờ ông Địa Thần Tài cần được bài trí chuẩn chính xác nhằm mang lại sự may mắn, tài lộc cũng như giúp buôn bán đắt hàng. Cách bài trí như sau :
Từ bên ngoài nhìn vào thì vị trí của Thần Tài là bên trái và bên phải sẽ là ông Thổ Địa. Ở giữa hai ông sẽ sắp 1 hũ gạo, 1 hũ muối, 1 hũ nước (3 hũ này sẽ được để đến cuối năm rồi mới được thay mới)
Chính giữa bàn thờ là bát nhang được bốc theo phong tục và yêu cầu tùy từng nơi sinh sống. Cố định bát hương để không bị xê dịch khi lau chùi (gợi ý dùng keo 502). Nếu bát nhang bị động sẽ không tốt cho việc làm ăn.
Nguyên lý là “Đông Bình – Tây Quả” có nghĩa là từ ngoài nhìn vào gia chủ nên đặt hoa bên tay phải, bên trái là hoa quả xếp theo ngũ quả.
Gia chủ nên xếp năm chén hình chữ thập thay vì xếp lên khay của bộ bán kèm bàn thờ. Điều này có ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Hành tương sinh, phát triển rực rỡ.
Ngoài ra, gia chủ nên đặt thêm một ông Cóc lên bàn thờ để bên trái từ ngoài nhìn vào. Buổi sáng cho ông Cóc quay ra, buổi tối cho ông Cóc hướng quay vào.
Bên cạnh đó, gia chủ nên đặt một tô sứ đẹp, lòng sâu, đổ đầy nước và ngắt những cánh hoa trải trên mặt nước. Điều này được xem là cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi mất.
Có thể thấy, cách cúng thần tài là một nghi thức khá quan trọng đối với mỗi gia đình, đặc biệt là những người theo con đường kinh doanh.
Vì vậy, việc tỉ mỉ từng khâu thực sự là cần thiết, mỗi nén nhang được thắp lên là ẩn chứa những tâm tư, nguyện vọng của người thắp muốn gửi gắm đến các vị Thần Tài, Thổ Địa, ông bà tổ tiên. Hy vọng rằng, bài viết trên của… sẽ giúp cung cấp những thông tin hữu ích cho nhiều gia chủ.
Xem thêm:
Bình luận