2 cách làm bánh dày truyền thống dẻo thơm

Những chiếc bánh dầy đậu xanh tròn xinh, dẻo mềm, thơm bùi vị đậu hay những chiếc bánh dày ăn kèm chả nóng hôi hổi thơm phức khiến bạn khó cưỡng nổi khi nghĩ đến. Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm cách làm bánh dày ăn tại nhà nhanh chóng, dễ thực hiện.

Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z để hoàn thành một chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm cho những bữa ăn sáng vội của gia đình bạn đủ chất, bổ dưỡng hơn.

Ý nghĩa của chiếc bánh dày đối với người Việt

Mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ Tết cổ truyền của người miền Bắc không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh dày dù ở bất cứ đâu. Thậm chí, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên và ăn dần cho đến qua lễ.

Ý nghĩa của chiếc bánh dày đối với người Việt
Ý nghĩa của chiếc bánh dày đối với người Việt

Bánh dày có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, con trai của đời vua Hùng thứ 6.  Ông đã nằm mộng và sáng tạo ra được chiếc bánh dày trắng nõn, tròn trịa tượng trưng cho trời. Người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh. Do đó, chúng thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.

Bánh dày cùng với bánh chưng gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt ta. Như vậy, cách làm bánh dày là trong tâm thức người Việt đang hướng về một truyền thống, “uống nước nhớ nguồn”.

Tuy có nguồn gốc là thế, song vì tiện lợi lại hấp dẫn, thơm ngon nên hiện nay bánh dày đã trở thành món ăn sáng rất được yêu thích của những ai bận rộn. Cách làm bánh dày cực kỳ đơn giản nhưng lại giàu dinh dưỡng. Vậy, bạn còn chần chừ gì mà không theo dõi tiếp phần sau để có chiếc bánh thơm ngon ngay tại nhà chuẩn vị truyền thống?

2 cách làm bánh dày thơm ngon phổ biến

Bánh dày có 2 loại phổ biến nhất hiện nay, 1 là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Chứ 2 bánh sẽ thành 1 cặp ăn kèm với đồ món khác như giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc,… 2 là, loại bánh dày ngọt, hình dáng tròn trịa, trắng nõn có nhân đậu xanh vô cùng bùi béo. Nào, bây giờ chúng ta cùng bắt tay học ngay 2 cách làm bánh dày này nhé!

Cách 1: Cách làm bánh dày nhân đậu xanh ngọt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Phần nhân bánh: Bạn chuẩn bị khoảng 200gr đậu xanh đãi vỏ, 1 chút muối, 1 chút dầu ăn và 70gr đường.
  • Phần vỏ bánh: Cần chuẩn bị tầm 200gr bột nếp, 50gr đường, 180ml nước ấm, 10gr bột gạo, 1 muỗng muối nhỏ, 1 thìa nhỏ dầu ăn.
Cách làm bánh dày nhân đậu xanh ngọt
Cách làm bánh dày nhân đậu xanh ngọt

Hướng dẫn cách thực hiện:

Đầu tiên là làm phần nhân bánh:

Bước 1: Đậu xanh đãi vỏ sau khi vo sạch thì đem ngâm nước 3 – 4 tiếng cho đậu nở mềm rồi chắt nước ra. Sau đó, bạn đổ đậu vào xửng, cho thêm xíu muối trộn đều. Cuối cùng, bật bếp hấp cho đậu chín mềm rồi để nguội.

Bước 2: Cho số đậu xanh vừa hấp xong vào cối giã nhuyễn mịn hoặc có thể cho vào máy xay đều. Tiếp theo, bạn  lấy 1/3 phần đậu xanh này để riêng chờ lát nữa sẽ áo 1 lớp bên ngoài chiếc bánh dầy cho thêm béo.

Bước 3: Số 2/3 đậu còn lại thì cho vào chảo chống dính, thêm chút đường, ít dầu ăn và 1 chút nước xào trên lửa nhỏ. Đảo đậu liên tục cho tới khi có thể nắm đậu thành viên và không dính tay thì tắt bếp, nhấc xuống. Nếu thích bạn có thể thêm 1 chút dừa nạo sợi vào để nhân bánh có vị thơm ngon hơn nhé.

Bước 4: Đợi cho nhân đậu xanh đảo nguội bớt thì đem vo thành từng viên tròn nhỏ vừa ăn, bọc kín lại. Cách làm bánh dày này sẽ giúp nhân không bị khô khi thực hiện phần vỏ bánh.

Tiếp đến là phần vỏ bánh:

Bước 5: Cho một ít nước ấm vào tô, thêm đường, dầu ăn và 1 xíu muối, khuấy đều cho tan hết hỗn hợp.

Bước 6: Đổ hỗn hợp trên vào tô bột và trộn đều tay, sau đó nhồi lại cho thành 1 khối bột mềm, dẻo là được. Bọc kín bột và để cho bột nghỉ trong khoảng 20 phút.

Bước 7: Lấy từng viên bột đều nhau rồi vo tròn,  ấn dẹt để đặt viên nhân đậu xanh vào chính giữa. Tiếp theo, gói kín lại cẩn thận cho nhân bánh không bị hở ra ngoài, cứ như vậy bạn gói cho hết nguyên liệu là được.

Bước 8: Đặt nồi đã cho nước vào lên bếp đun sôi, khi nước sôi, bạn cho từng viên bánh vào luộc tới khi bánh chín nổi lên. Chờ thêm 1 – 2 phút thì vớt bánh ra để cho ráo nước, ấn nhẹ cho bánh hơi dẹt thêm 1 chút.

Bước 9: Khi bánh đã nguội bớt, bạn cho vào tô đựng đậu xanh để lại khi nãy, lăn qua một lần cho bánh bám đều 1 lớp đậu xanh bên ngoài. Công đoạn này xong là hoàn thành món bánh dầy nhân đậu xanh bổ dưỡng, hấp dẫn rồi đấy.

Mùa này mà ăn bánh dày làm từ bột nếp thì ngon không từ nào diễn tả, từng cái bánh dẻo thơm lăn qua đậu xanh chín mềm bùi bùi béo béo. Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản dễ mua, vậy nhưng cách làm bánh dày lại cho ra thành phẩm xứng đáng, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.

Bật mí đến các bạn thêm 1 bí quyết để chiếc bánh từ nhân đậu xanh thêm phần thơm ngon. Đó là, khi sên nhân, bạn nên chọn chảo chống dính để sên thì không lo đậu bị sát vào đáy chảo. Nhân sên vừa phải đừng quá nát nhừ, đồng thời nếu bạn thích ăn mặn, có thể thay đường bằng chút muối và tiêu nhé!

Cách 2: Cách làm bánh dày không nhân ăn kèm giò lụa hoặc chả mặn

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 200gr bột nếp ngon.
  • Nửa muỗng cà phê muối.
  • 200ml sữa tươi không đường.
  • 1 muỗng canh dầu ăn nhỏ.
  • Chả quế hoặc chả lụa ăn kèm
Cách làm bánh dày không nhân ăn kèm giò lụa
Cách làm bánh dày không nhân ăn kèm giò lụa

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bạn lấy sữa tươi không đường ra, để hết lạnh và làm ấm sữa ở nhiệt độ khoảng 50 – 60°C. Sau đó, cho bột nếp, xíu muối ra thau nhựa rồi đổ sữa tươi ấm vào trộn đều. Đổ thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi nhồi bột thành 1 khối mềm, dẻo. Bọc kín lại để bột nghỉ ngơi trong 30 phút.

Bước 2: Lấy bột ra nhồi lại và chia làm 8 phần bằng nhau, dùng tay ấn hơi dẹt từng phần bột đó.

Bước 3: Trải lá chuối tươi ta, không có lá chuối thì dùng giấy nến cắt lỗ cũng được, sau đó bạn lót vào nồi hấp cho thông hơi.

Bước 4: Thoa xíu dầu ăn lên bánh rồi đặt mặt có dầu xuống giấy, hấp trên lửa nhỏ trong 15 phút.

Bước 5: Lấy bánh ra và ăn kèm chả lụa hay chả quế tùy thích kẹp vào giữa 2 chiếc bánh dày.

Cách làm bánh dày không nhân này sẽ cho ra chiếc bánh dẻo ngon, không phồng hay mất nét, để lâu 1 chút không bị cứng. Bạn có thể dùng ăn kèm với giò lụa, rắc thêm 1 ít tiêu là có món ăn sáng quen thuộc, ngon lành, tiện lợi.

Nhiều địa phương cũng sử dụng cách làm truyền thống này nhưng kích thước bánh sẽ có sự đa dạng, khác nhau. Ở vùng cao, người ta thường chế biến, nặn bánh thành hình to như cái bánh đa. Bánh được dự trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý chỉ dùng khi Tết đến Xuân về. Mỗi khi dùng, người ta cắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ vậy.

Kết luận

Thế là cách làm bánh dày từ bột nếp đơn giản trên đã được hoàn thành chỉ qua vài bước thực hiện. Nguyên liệu dễ kiếm, không mất nhiều thời gian, nhưng bạn vẫn có được chiếc bánh thơm ngon cho gia đình mình mỗi bữa sáng. Còn ngần ngại gì mà chưa vào bếp thử sức mình bạn nhỉ? Chúc bạn làm thành công bánh dày và có thêm một công  thức nấu ăn ngon đơn giản nhé!

×

Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện nó?

×

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này lên Mạng xã hội:

Gợi ý cho bạn

Top 8 chảo chống dính tốt nhất 2024

Top 8 chảo chống dính tốt nhất 2024

Chảo chống dính loại nào tốt? Nên chọn sản phẩm theo tiêu chí ra sao để đảm bảo vừa đẹp sang, vừa bền lâu vượt trội? Để giúp bạn chọn được chảo chống dính chuẩn, tránh lãng phí tiền bạc
Top 8 nồi nấu cháo cho bé tốt nhất 2024

Top 8 nồi nấu cháo cho bé tốt nhất 2024

Đối với các bé bước qua độ tuổi ăn dặm, cháo được xem là món ăn chính cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nhưng làm thế nào để bé có được bát cháo thơm ngon đảm bảo dinh dưỡng

Bình luận

Bình luận