Hăm là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ còn gây đau đớn, khó chịu cho bé.
Theo thời gian, bố mẹ không biết cách điều trị hăm tã sẽ khiến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng.
Vậy nếu nhiều mẹ còn đang loay hoay không biết xử lý thế nào thì có thể tham khảo ngay những cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất được tổng hợp dưới đây
Nỗi ám ảnh mang tên hăm
Hăm thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể bé như các nếp cổ, nếp bẹn háng, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, dưới các ngấn da và dễ gặp ở vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).
Điển hình như hăm tã hay còn được gọi là phát ban tã. Đây là hiện tượng xảy ra khi bé mặc tã, nổi phát ban do không khí vùng tã ẩm ướt, nóng, bí bách… Tình trạng này thường gặp ở độ tuổi từ 9 tháng đến 12 tháng.
Bởi đây là thời điểm chế độ dinh dưỡng của bé có nhiêu thay đổi khiến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng bị thay đổi. Đối với bé hay mặc tã bỉm thì bị hăm là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu hoặc do mẹ không thay bỉm tã cho bé trong thời gian dài.
Ngoài những vùng da bị viêm, vùng da có nhiều nếp gấp, nóng ẩm là yếu tố chính. Bên cạnh đó, hăm còn vướng phải do sự cọ xát giữa các nếp gấp thịt kèm theo tác động do mồ hôi, phân, nước tiểu dễ làm cho da bị tổn thương, trầy xước và bội nhiễm.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh là da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé bị tiêu chảy kéo dài, mẹ dùng kháng sinh trong thời gian cho con bú…
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ sơ sinh bị hăm là gì?
Vùng da ở vị trí quấn tã quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ kèm theo rát, mùi khai. Chúng được kéo dài từ hậu môn và sau đó lan nhanh đến vùng mông và đùi nếu không được chữa trị kịp thời.
Đối với những trường hợp nặng thì da sẽ chuyển sang lở loét, chảy nước mủ vàng, xuất hiện lẫn máu.
Mẹ để ý thấy bé hay bị đau khi đi ngoài, thường xuyên quấy, khó chịu, đau đớn, chán ăn, khó ngủ dẫn đến giảm cân
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả nhất
- Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh, dễ tổn thương và nhiễm trùng. Vì thế, nếu mẹ điều trị hăm cho trẻ thì phải rất cẩn thận.
- Mẹ có thể dùng một số sản phẩm dạng bôi như cream, thuốc mỡ chuyên dụng chữa trị hăm ở trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này đã được nghiên cứu rất kỹ có tác dụng hiệu quả sẽ giúp xoa dịu, tạo một hàng rào bảo vệ da bé khỏi những tổn thương, bội nhiễm.
- Mẹ có thể sử dụng oxit kẽm hoặc calamine lotion vôi vào vùng da của bé sau khi đã làm sạch nhẹ nhàng.
- Ngoài ra, mẹ có thể đưa bé đi thăm khám bác sĩ nếu tình trạng hăm quá nặng. Từ đó, bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên hữu ích và trị dứt điểm tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng các phương pháp tự nhiên
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa được coi là loại “thuốc” tự nhiên là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả, đặc biệt là hăm tã. Với đặc tính kháng khuẩn cao hơn nữa còn giúp da mềm, ẩm sẽ giúp xoa dịu vùng da phát ban của bé. Trước khi bôi dầu dừa, mẹ nên vệ sinh, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Lưu ý, mẹ nên dùng dầu dừa nguyên chất để tăng tính hiệu quả.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng bột yến mạch
Trong yến mạch có chứa nhiều hàm lượng protein cao sẽ giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên cho da. Hơn nữa, yến mạch còn có chứa các hợp chất saponin giúp loại bỏ bụi bẩn từ lỗ chân lông.
Mẹ hãy thực hiện như sau : cho một muỗng canh lớn yến mạch khô vào nước tắm. Sau đó, cho bé ngâm mình trong khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại bằng nước sạch. Nếu các triệu chứng của bé nặng nghiêm trọng thì mẹ có thể tắm 2 lần/ngày cho bé để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lô hội
Lô hội luôn là bài thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về da. Lô hội hay còn được gọi là nha đam có đặc tính chống viêm, giàu vitamin E có tác dụng điều trị chữa hăm cho bé. Đơn giản mẹ chỉ cần cắt một lát mỏng lá cây lô hội và thoa lên vùng da bị hăm.
Sau đó, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã vào cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội sạch ở các địa chỉ uy tín hoặc tự trồng để loại bỏ không bị thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản tránh ảnh hưởng đến bé.
Một số lưu ý khi thực hiện cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình thực hiện cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý đến những điều sau để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn :
- Không vội vàng sử dụng phấn rôm khi thấy bé có dấu hiệu hăm tã. Bởi phấn rôm dễ gây kích thích làn da cảm của bé, đặc biệt em bé có làn da nhạy cảm. Lâu dài sẽ làm chậm quá trình chữa lành bệnh và thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển, sinh sôi.
- Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi hương để lau rửa, vệ sinh cho bé. Bởi chính hương thơm có thể gây kích ứng và làm cho các triệu chứng hăm trở nên lâu khỏi hơn.
- Tránh dùng khăn giấy ướt có chứa chất propylene glycol để làm sạch vùng da bị hăm. Bởi, nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn rộng hơn.
- Không tự ý dùng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa chữa hăm cho bé. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc chữa trị.
- Thường xuyên kiểm tra tã/bỉm của bé và thay thường xuyên ngay sau khi bị ướt, bẩn.
- Vệ sinh bằng nước sạch. Không nên dùng xà phòng để vệ sinh cho trẻ sau khi đi đại tiện.
- Lau nhẹ nhàng hoặc thoa thuốc nhẹ nhàng ở vùng da ẩm ướt thay vì chà xát.
- Lựa chọn quần áo có chất vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Trước khi mặc đồ, tã/bỉm cho bé, mẹ cần đảm bảo vùng da phải hoàn toàn được sạch sẽ và khô ráo.
- Đối với những bé hay đóng bỉm thì mẹ có thể tạm thời không sử dụng trong thời gian bị hăm để vùng da được nhanh lành.
- Dùng tã/bỉm đúng kích cỡ cho con.
Trên đây là hướng dẫn cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tốt hơn trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
Bình luận