Nhắc đến ẩm thực Hà Nội thì không thể không nhắc tới món bún chả, khiến bao người mê mẩn. Hương vị đặc biệt được ví như linh hồn của món ăn này chính là chả nướng. Để có được những miếng chả thơm ngon hấp dẫn như ngoài hàng thì cần phải biết cách nêm nếm gia vị và công thức để chế biến. Và bài viết dưới đây sẽ chỉ cho chị em chi tiết về cách làm chả nướng tại nhà, hãy cùng tham khảo nhé!
1. Nguyên liệu cần có cho món chả nướng
Theo công thức làm chả truyền thống của người Hà Nội gồm có những thành phần sau: thịt lợn băm trộn với hành, tỏi băm, nêm muối, nước mắm, hạt tiêu và dầu ăn ( thực vật hoặc mỡ nước). Ngày nay, đã có rất nhiều cách thay đổi một số thành phần trong chả nướng có hương vị rất riêng nhưng vẫn rất ngon.
- Thịt nạc vai: 1kg
- Nước mắm
- Bột nêm
- Đường
- Nước hàng
- Hành khô
- Dầu hào
- Hạt tiêu
2. Cách chọn thịt và sơ chế nguyên liệu
Khâu chọn thịt cũng là một khâu không kém phần quan trọng. Bạn nên chọn phần thịt nạc vai bởi phần thịt này rất ngon không nhiều sớ, chắc thịt, không quá mềm hay quá cứng. Khi nặn lên trông miếng chả sẽ rất rắn
Hãy chọn những miếng thịt có bề mặt hơi se lại, mặt cắt có màu hồng tươi, thớ thịt phải săn. Bạn có thể dùng tay ấn vào thịt, nếu miếng thịt có vết móng tay thì đó không phải là phần thịt ngon. Để miếng chả béo và mềm hơn hãy mua thêm phần thịt mỡ để say cùng. Nên chọn loại mỡ có màu sáng, chắc và có mùi thơm của mỡ.
Khi mua thịt về rồi mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó mang phần thịt đó ra băm nhuyễn hoặc nếu muốn nhanh hơn thì bạn có thể dùng máy xay, để tiết kiệm thời gian.
3. Làm sao để chưng nước hàng được thơm ngon?
Nếu bạn muốn miếng chả nướng có màu sắc bắt mắt thì không thể bỏ qua bước này nhé!
- Bạn cần chuẩn bị 2- 3 thìa đường và 40ml nước
- Lấy chảo hoặc nồi bắc lên bếp, để lửa vừa. Sau đó cho 10ml nước vào đun cùng với đường. Đến khi đường tan ra và chuyển sang màu đậm như nước coca thì đổ 40ml nước vào. Nhớ đổ nhẹ tay, tránh để nước đường tung ra ngoài gây bỏng.
4. Cách làm chả nướng bao ngon tại nhà
Bước 1: Lấy hành khô bóc vỏ rồi băm nhỏ. Cũng có thể cho thêm hành lá thái nhỏ hoặc ướp cùng nước cốt sả tùy vào khẩu vị của mỗi người.
Bước 2: Dùng một cái âu lớn rồi đổ thịt vào. Ướp thịt cùng các loại gia vị: mắm, nước hàng, bột nêm, đường, hành khô băm nhỏ, dầu hào và hạt tiêu mỗi thứ một ít. Rồi để khoảng 2 tiếng cho thịt ngấm. Ướp càng lâu thì thịt sẽ càng đậm đà hương vị. Nếu bạn muốn thịt ngon hơn nữa thì có thể ướp khoảng 8 tiếng. Tức là nếu sáng hôm sau bạn ăn thì nên ướp qua đêm, còn tối ăn thì ướp từ sang là hợp lý nhất.
Bước 3: Sau khi thịt đã ngấm, mang thịt ra nặn thành từng viên tròn vừa ăn. Thịt mà khô quá thì bạn có thêm một chút mỡ để thịt dễ kết dính. Nặn thịt khoảng cỡ hai ngón tay, sau đó làm cho viên thịt xẹt xuống. Cuối cùng thì đem xếp thịt lên vỉ nướng.
Bước 4: Khâu nướng thịt chính là khâu quyết định màu sắc, độ thơm ngon của món ăn. Sau khi than đã được mồi, hãy bắc vỉ nướng lên bếp, đừng để than hồng quá. Nếu than quá hồng khiến mỡ của miếng chả chảy xuống làm cháy bề ngoài của miếng thịt. Lúc này bạn sẽ tưởng là miếng thịt đã chín nhưng thực chất bên trong vẫn chưa chín hẳn.
Hãy dùng một lượng than vừa đủ, để lìu tìu. Khi nướng thì dùng quạt phe phẩy, than sẽ không bị rực quá, thì chả mới không bị mất nhiều mỡ. Miếng chả đảm bảo sẽ rất ngon vì không bị cháy, mặt ngoài thì xe lại, chín tới mà bên trong vẫn có vị ngọt của thịt.
Trong trường không có bếp than, bạn có thể dùng lò nướng. Để nhiệt độ khoảng 190- 200 độ C, đặt vào khay thứ hai ở dưới lên. Lấy giấy bạc bọc vào khay nướng sau đó thì xếp từng miếng thịt vào, lưu ý không nên xếp quá nhiều. Trong suốt quá trình nướng bạn nên để mắt tới cái khay nếu không nướng quá khiến thịt sẽ bị khô và mất ngon.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng chảo để nướng. Mặc dù không được ngon bằng nướng bếp than nhưng chả vẫn đảm bảo được hương vị cơ bản. Dùng chảo chống dính, để thịt không bị vỡ vụn ra. Đặt chảo lên bếp cho lửa to, xếp thịt vào chảo. Đừng cho nhiều miếng chả vào cùng lúc, nên để mỗi miếng thịt cách cách nhau, như vậy thị mới chín đều. Khi nướng theo cách này thịt sẽ ra một chút nước nhưng rồi lại khô lại. Vì thế khi lật mặt còn lại lên bạn nên phết thêm dầu để thịt không bị khô.
Chưa cần nhìn thấy miếng chả như thế nào, chỉ ngửi hương vị từ xa thôi cũng khiến chúng ta mê mẩn. Khi thưởng thức thì không thể thiếu nước chấm: nước mắm, giấm hoặc chanh, thêm chút vị cay của ớt, hạt tiêu và không thể bỏ qua vị thơm nồng của tỏi, nêm nếm sao cho vừa ăn là được.
Mặc dù cách làm chả nướng có hơi cầu kỳ tỉ mỉ. Thế nhưng thành quả bạn làm gia thì vô cùng thơm ngon, hấp dẫn chẳng kém gì hàng quán bún chả có tiếng ở Hà Thành.
Bình luận