Xin chào! Tôi là Kim, là một bà mẹ bỉm sữa trẻ có một đứa nhóc trai kháu khỉnh.
Ở đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về kinh nghiệm chăm sóc mấy nhóc tì cũng như những thứ liên quan đến sức khoẻ của Mẹ và Bé nhé.
Bạn đang cảm thấy khó chịu vì phải ngồi một chỗ do chân bị chấn thương? Bạn đang muốn tìm kiếm dòng sản phẩm hỗ trợ đi lại cho các bậc cao niên hoặc người khuyết tật?
Vậy thì đừng bỏ qua những chiếc xe lăn tốt nhất có khả năng vận hành mượt mà. Dòng sản phẩm hỗ trợ người dùng di chuyển nhanh chóng đem lại sự tiện lợi vượt trội.
Đảm bảo cùng với chiếc xe lăn chất lượng, việc di chuyển cùng với đôi chân khiếm khuyết sẽ không còn vấn đề quá khó khăn.
Nội dung chính
Top 5 xe lăn tốt nhất 2024
Hãy cùng so sánh các thương hiệu xe lăn này để có thể lựa chọn cho bản thân cái tốt nhất nhé!
Xe lăn Lucass X8 là loại xe lăn tay. Hai bên thành xe lăn tay Lucass X8 có gắn 2 vòng lăn giúp người bệnh có thể tự chủ động lăn đi được và có hai tay đẩy phía sau để người nhà có thể đẩy đi.
Đặc biệt tôi rất thích một điểm xe lăn thiết kế có bô hình chữ nhật,nắp kín để đậy và có thể tháo rời nên thuận tiện cho việc vệ sinh bệnh nhân hơn.
Phần khung xe thiết kế với kết cấu khung tròn bằng sắt được mạ crom sáng bóng, độ bền cao tựa như Inox không bị rỉ sét.
Có khả năng chịu lực khung xe lên đến 120kg. Hệ khung cơ động có thể gấp gọn tiện cho việc di chuyển hay cất giữ.
Ghế ngồi rộng và tựa lưng được làm bằng chất liệu da simili màu đen đem lại độ sang trọng, êm ái, thoải mái và dễ lau chùi vệ sinh. Chỗ đặt chân thoải mái.
Nhược điểm của chiếc xe lăn này là 2 bánh nhỏ phía trước khiến người đẩy khó di chuyển và định hướng.
Xe lăn điện có kiểu dáng gấp gọn tiện lợi và nhanh chóng, chỉ cần thao tác đơn giản là xe có thể được gấp gọn lại và mang đi mọi nơi.
Xe lăn gọn nhẹ thuận tiện di chuyển và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà, văn phòng…
Với khung hợp kim nhôm cao cấp, dày dặn nhưng rất nhẹ mang đến độ bền cao cho sản phẩm.
Xe có thiết kế phanh điện tử tự động, người dùng chỉ cần buông tay là xe có thể dừng lại dù là đang lên dốc hay xuống dốc mang đến độ an toàn tối đa, xe di chuyển cực kỳ ổn định.
Kỹ thuật phanh xe tốt giúp xe dừng trên dốc cũng không bị lật. Tay vịn có thể lật lên xuống linh hoạt, giúp người khuyết tật di chuyển từ xe lăn sang vị trí khác dễ dàng.
Nhược điểm của chiếc xe này là bạn phải sạc điện khá nhiều khi sử dụng.
Xe lăn tay Karma SOMA 150.5 tựa lưng có thể gấp được thuận tiện cho việc chuyên chở đặc biệt là cho vào cốp sau xe ô tô và cất giữ, bạn có thể di chuyển dễ dàng và đem đi du lịch.
Có một ưu điểm tôi cũng khá thích đó là đệm lót có thể tháo ra được giúp thuận tiện trong việc vệ sinh.
Xe được thiết kế với khung xe hình elip một đường liền giúp giảm trọng lượng xe và sự chắc chắn, đây cũng là điểm nhấn tạo nên phong cách cho chiếc xe.
Xe Karma SOMA có phanh tay đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Giá thành cao nên nếu bạn cần sử dụng thường xuyên thì tôi nghĩ đây là sản phẩm đáng để bạn sở hữu với chất lượng lâu bền.
Để đem đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, các nhà sản xuất xe lăn cho ra đời nhiều dòng sản phẩm có kiểu dáng và thiết kế khác nhau. Dưới đây là các dòng xe lăn được sử dụng phổ biến hiện nay:
1. Xe lăn dạng đẩy
Xe lăn dạng đẩy được thiết kế hệ thống 4 bánh xe và bộ phanh dễ sử dụng. Sản phẩm có kiểu dáng gọn nhẹ dễ mang theo, phù hợp dùng cho những người mới bị chấn thương và đang trong giai đoạn phục hồi.
Nhưng mẫu xe này cần phải có người đây phía sau do người ngồi phía trước không thể tự vận hành. Sản phẩm vì thế mà cũng bị hạn chế khả năng đi lại đối với người sử dụng.
2. Xe lăn dạng lăn tay
Xe lăn dạng lăn tay có thiết kế gấp gọn với trọng lượng khá nhẹ. Người ngồi trên xe lăn có thể tự điều khiển sản phẩm theo đúng hướng đi mà mình mong muốn.
Mẫu xe này phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó bao gồm cả người bị mất khả năng vận động do bệnh tật, hoặc người bị khuyết tật bẩm sinh vẫn còn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của chiếc xe lăn lại nằm ở cơ chế vận động cơ hoàn toàn bằng hai tay. Kiểu vận hành trên khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi khi di chuyển xe trên một đoạn đường dài.
Vì vậy tôi khuyên những ai đang mắc phải căn bệnh cao huyết áp hoặc khó thở không nên sử dụng xe lăn kiểu lăn tay.
3. Xe lăn điện
Xe lăn điện là chiếc xe lăn được trang bị hệ thống mạch điện tử bên trong khung sườn xe. Bên ngoài xe lăn có hệ thống nút bấm giúp người dùng dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn của mình.
Sản phẩm có cơ chế vận hành bằng điện không khiến bạn mất quá nhiều công sức trong quá trình sử dụng. Đi kèm với đó là tính năng phanh thắng và quẹo rẽ chính xác đảm bảo độ an toàn cao cho người dùng.
Nhưng điểm trừ của dòng sản phẩm lại nằm ở việc xe lăn bị phụ thuộc quá lớn vào nguồn điện trong xe. Nếu xe hết điện khi đang ở bên ngoài, bạn sẽ rất khó di chuyển xe để trở về nhà.
4. Xe lăn động cơ
Xe lặn động cơ được trang bị bộ động cơ vận hành bằng ắc quy. Bên trên xe lăn có đầy đủ phanh thắng và tay lái điều khiển để người dùng sử dụng.
Dòng sản phẩm được thiết kế dành riêng cho những người khuyết tật nhưng vẫn còn sức khỏe tốt.
Bởi mẫu xe này buộc bạn phải tự mình điều khiển mà không có sự hỗ trợ của bảng điều khiển trên xe.
Ngoài ra, khuyết điểm của xe lăn động cơ còn nằm ở thiết kế cồng kềnh và rất khó vận chuyển.
Khả năng hoạt động của dòng sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn pin và nguồn ắc quy được trang bị bên trong.
Nếu nguồn Pin bị cạn, bạn sẽ gặp vấn đề lớn khi đang ở trên đường.
Lợi ích khi sử dụng xe lăn
Chiếc xe lăn có thiết kế đặc biệt được sử dụng thay thế cho đôi chân của người dùng.
Dòng sản phẩm đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời sau đây:
Xe lăn hỗ trợ người dùng di chuyển dễ dàng nhờ trọng lượng nhẹ và thiết kế gấp gọn.
Dòng sản phẩm cũng rất dễ được điều khiển bằng hệ thống nút bấm hoặc điều khiển cơ bằng tay.
Xe lăn giúp người dùng dễ dàng đến được nơi mình muốn mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của bất kỳ ai.
Giúp bệnh nhân tránh được cảm giác mình trở thành gánh nặng của mọi người xung quanh.
Sản phẩm mang lại động lực và sự tự tin cho những người đang trong giai đoạn phục hồi chức năng đi lại.
Bệnh nhân sẽ loại bỏ được những suy nghĩ bi quan về bệnh trạng của mình.
Việc sử dụng tay để di chuyển xe lăn đem đến một số tác động tích cực đối với sức khỏe của người dùng.
Sản phẩm cũng là một cách để bệnh nhân rèn luyện sự khỏe mạnh của cơ bắp trong quá trình nằm viện.
Xe lăn đem đến sự tiện lợi cao khi có thể dễ dàng mang đi xa và sử dụng bất cứ lúc nào.
Đối tượng sử dụng xe lăn
Chiếc xe lăn có thiết kế chuyên dụng phù hợp sử dụng cho các đối tượng bị khiếm khuyết về đôi chân. Trong đó bao gồm:
Những người bị khuyết tật bẩm sinh ở chân và không thể đi lại được.
Những người già bị mất chức năng vận động chân.
Các bệnh nhân vừa mới ốm dậy và không thể tự mình đi lại vì lý do sức khỏe.
Những người bị chấn thương ở chân như gãy chân, phẫu thuật chân,… cần sử dụng xe lăn để phục hồi chức năng cho mình.
Kinh nghiệm chọn mua xe lăn an toàn, chất lượng
Hiện tại các dòng xe lăn có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Mỗi một dòng sản phẩm lại được trang bị những tính năng và kiểu vận hành khác biệt.
Để tìm được dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng, bạn nên áp dụng các bí quyết chọn mua sau đây:
1. Xác định kỹ nhu cầu sử dụng xe lăn khi mua
Nếu bạn muốn mua xe lăn cho người già ốm yếu không thể vận động hoặc những người bị liệt chân và có sức khỏe kém, mẫu xe lăn tay chạy bằng điện là lựa chọn hợp lý.
Dòng sản phẩm dễ tùy chỉnh các chức năng giúp người dùng sử dụng thoải mái mà không cần dùng quá nhiều lực.
Nếu bạn muốn mua xe lăn cho những người già vẫn còn khỏe mạnh, nhưng gặp vấn đề có vận động.
Hoặc những bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe, hãy chọn dùng mẫu xe lăn dạng lăn tay để có được hiệu quả rèn luyện sức khỏe tốt hơn.
Nếu bạn muốn mua xe lăn cho những người bị khuyết tật bẩm sinh cần dùng xe lăn như phương tiện đi lại chủ yếu, chiếc xe lăn có gắn động cơ sẽ đem đến sự thuận tiện cao hơn.
Dòng sản phẩm không cần đến lực tác động bên ngoài quá nhiều không khiến cho người dùng cảm thấy mệt mỏi.
2. Chọn khung xe lăn có khả năng chịu lực tốt
Khung xe lăn là bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ bền của dòng sản phẩm. Vì vậy bạn cần kiểm tra chi tiết này thật kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn mua xe lăn.
Tốt hơn hết mọi người chỉ nên sử dụng những dòng xe được làm từ vật liệu nhôm nguyên khối.
Bởi khung xe làm bằng nhôm nguyên khối có trọng lượng nhẹ, nhưng lại sở hữu độ bền và khả năng chịu lực cao. Giá thành sản phẩm lại vừa vặn với túi tiền của đại đa số người sử dụng.
Ngoài chiếc xe lăn có bộ khung được làm từ nhôm, mọi người cũng có thể lựa chọn cho mình xe lăn có khung làm bằng sợi carbon hoặc titan nguyên chất.
Vật liệu sản xuất khung xe cứng cáp đảm bảo được độ bền vượt thời gian nhờ khả năng chống rỉ rất cao.
3. Chọn xe lăn có kích thước vừa vặn với dáng người
Chiều rộng của xe lăn phải đảm bảo được độ rộng rãi để đem đến sự thoải mái khi ngồi. Trong đó thông số chiều rộng lý tưởng nhất dành cho xe lăn dao động từ 40 đến 50 cm.
Độ sâu của ghế ngồi xe lăn không được quá ngắn khiến cho người dùng có cảm giác bị căng cứng lưng và thấy khó chịu.
Tốt nhất bạn hãy chọn những mẫu xe lăn có độ sâu ghế vừa vặn với khoảng cách được đo từ đầu gối đến phần xương chậu của người dùng và cộng thêm 10cm.
Độ cao của ghế ngồi xe lăn nên được tính từ vị trí mặt ghế ngồi trở xuống vị trí mặt đất. Độ cao này phải đảm bảo được sự thuận tiện cao cho người dùng khi đặt chân xuống đất.
Chiều cao của lưng ghế xe lăn được tính từ vị trí trên cùng của sản phẩm đến bề mặt của ghế ngồi. Thông số chiều cao phải vừa vặn với thông số được tính từ xương chậu đến phần dưới ức của người sử dụng.
4. Chọn xe lăn có kích thước phần để tay chân vừa vặn với cơ thể
Để giúp người dùng xe lăn có cảm giác dễ chịu nhất khi ngồi lâu trên xe, việc tìm kiếm mẫu xe có phần tay vừa vặn với kích thước cơ thể là điều cần thiết.
Lưu ý là phần gác chân và gác tay trên xe lăn không được quá hẹp hoặc quá ngắn so với chiều dài cơ thể người dùng.
Hướng dẫn sử dụng xe lăn đúng cách
Tùy vào chiếc xe lăn mà bạn lựa chọn là xe lăn tay hay lăn điện, mà cách sử dụng sản phẩm có sự khác nhau như sau:
1. Cách sử dụng xe lăn tay
Bước 1: Ngồi vào trong xe và hướng thẳng bánh xe về phía trước. Dùng tay điều khiển xe lăn theo ý muốn.
Bước 2: Khi di chuyển qua địa hình cao, bạn cần nhất từ từ hai bánh xe trước lên rồi mới nâng cả chiếc xe lên phía trên.
Bước 3: Khi di chuyển xe từ cao xuống thấp, bạn hãy từ từ điều khiển hệ thống 2 bánh sau xuống trước rồi mới đến 2 bánh trước xuống sau. Lúc này bạn nên sử dụng phanh thắng đúng lúc để đảm bảo an toàn.
2. Cách sử dụng xe lăn điện
Bước 1: Bấm nút mở nguồn để thiết bị hoạt động.
Bước 2: Điều chỉnh giảm tốc độ hoặc tăng tốc độ và kiểm soát thông số trên bằng nút báo tốc độ di chuyển. Nếu gặp chướng ngại vật, bạn hãy bấm nút còi báo động.
Bước 3: Sau khi sử dụng xe lăn xong, bạn hãy tắt nút nguồn điện. Lưu ý là thường xuyên xem nút báo dung lượng điện để nạp điện kịp thời.
Nên chọn xe lăn nào tốt nhất?
Trong những loại xe lăn được nêu trên, thì tôi nghĩ xe lăn tay Karma SOMA 150.5 đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nhất, do:
Về thiết kế:
Xe được thiết kế mới lạ và màu sắc khác biệt so với những chiếc xe lăn thông thường.
Với khung xe hình elip làm điểm nhấn tạo nên phong cách và kiểu cách cho người sử dụng.
Về tính năng:
Khung xe hình elip cũng giúp cho xe giảm trọng lượng xe tạo ra độ chắc chắn nhất định.
Đệm lót có thể tháo ra được giúp thuận tiện trong việc vệ sinh.
Gấp gọn thuận tiện cho việc chuyên chở đặc biệt là cho vào cốp sau xe ô tô và cất giữ, bạn có thể di chuyển dễ dàng và đem đi du lịch.
Có phanh tay đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Về giá thành: Xe có giá từ 2.450.000 – 3.990.000đ/ chiếc, cũng khá hợp lý so với chất lượng xe.
Có một sự thật là không một nhà sản xuất nào có thể biết được chính xác số km mà xe lăn điện sẽ đi được sau mỗi lần sạc. Bởi vì quãng đường này hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình di chuyển có gập ghềnh hay không.
Vì vậy tốt nhất mọi người vẫn nên theo dõi nút báo lượng điện năng bên trên phím chức năng. Nhìn vào đây bạn sẽ biết được khi nào mình cần sạc thêm điện cho chiếc xe lăn.
Đối với những chiếc xe lăn không được sử dụng đến hoặc chỉ dùng khoảng 1 lần/tuần, bạn nên sạc bình ắc quy 1 lần mỗi tuần. Trong quá trình sạc bình, mọi người không được rút sạc giữa chừng khiến cho bình ắc quy dễ bị hư.
Thông thường các mẫu xe lăn điện sẽ được trang bị cơ chế điều khiển bằng 2 tay. Nhưng vẫn có rất nhiều dòng sản phẩm được trang bị bộ điều khiển dễ dàng tùy chỉnh ở tay phải hoặc tay trái.
Dù người dùng xe lăn có một hay hai tay, thì bạn vẫn có thể sử dụng sản phẩm dễ dàng. Điều quan trọng khi này là bạn phải tìm được chiếc xe lăn tích hợp tính năng điều khiển chuyển đổi.
Mẫu xe lăn đẩy hiện được niêm yết giá bán khác nhau tùy từng sản phẩm. Đối với các mẫu xe lăn đến từ thương hiệu danh tiếng, có trang bị cả bô trên xe, giá bán dao động từ 2 triệu đến 4 triệu.
Đối với dòng sản phẩm bình dân hơn, mức giá được áp dụng cho dòng sản phẩm dao động trên dưới 1 triệu đồng. Dựa vào túi tiền cá nhân, bạn hãy chọn mua chiếc xe tăng có giá bán phù hợp.
Như vậy có thể thấy, xe lăn chính là phương tiện hỗ trợ di chuyển tuyệt vời dành cho những người bị tật ở chân. Hoặc các bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục.
Nhưng để đảm bảo được hiệu quả sử dụng cho người dùng, mọi người chỉ nên lựa chọn cho mình những chiếc xe lăn chất lượng kể trên.
Câu trả lời của bạn sẽ được sử dụng để cải thiện nội dung của chúng tôi. Bạn càng cung cấp cho chúng tôi nhiều phản hồi, các bài viết của chúng tôi càng tốt hơn.
Nếu như ngày xưa việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác vô cùng khó khăn và chỉ hoàn toàn dựa vào sức người. Thì ngày nay quá trình vận chuyển hàng hóa đã trở nên dễ
Bình luận